HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN TOÁN & TIẾNG VIỆT LỚP 5
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 đ)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các số thập phân dưới đây, chữ số 5 của số thập phân nào chỉ hàng phần trăm:
A. 523,41 B. 432,15 C. 235,41 D. 423,51
Câu 2. Số bé nhất trong các số thập phân dưới đây là:
A 3,445 B. 3,454 C. 3,455 D. 3,444
Câu 3: Tỉ số phần trăm của hai số 40 và 25 là:
A. 62,5% B. 160% C. 16% D. 106%
Câu 4: Kết quả của biểu thức 87,5 x 10 : 0,1 là:
A. 87,5 B. 875 C. 8750 D. 7850.
Câu 5: Số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm: 2kg235g =............ g là:
A. 2,235g B. 223,5g C. 2235g D.2325g
B: PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Đặt tính rồi tính: (4 điểm)
a) 325,75 + 493,13 b) 142,43 – 34,38
c) 23,6 x 4,3 d) 50,5 : 2,5
Câu 2: Tìm (0,75 điểm)
5,4 = 17,8 – 0,25
Câu 3. (2,25 điểm) Một sân trường hình chữ nhật có diện tích 800m2. Trên sân trường người ta trồng một bồn hoa hình tam giác có chiều cao 4,5 m, đáy 8m.
a/ Tính diện tích bồn hoa?
b/ Tính diện tích phần còn lại của sân trường?
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 5 môn Toán
PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng đạt: 0,5 điểm.
PHẦN II:
Câu 1: Đặt tính và tính đúng (4 đ): Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính (1 điểm)
a) 818,88 b) 108,05 c) 101,48 d) 20,2
Câu 2: (0,75 điểm)
Tính đúng giá trị của x = 3,25
Câu 3: (2,25 điểm)
Có câu trả lời và phép tính đúng khi tìm diện tích vườn hoa (1 điểm)
Diện tích bồn hoa là: 4,5 x 8 = 36 (m2)
Có câu trả lời và phép tính đúng khi tìm diện tích phần còn lại của sân trường (1 điểm)
Diện tích phần còn lại của sân trường là:
800 – 36 = 764 (m2)
Ghi đáp số đúng: 764 m2 (0,25 điểm)
II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Đã trưa rồi mà cao nguyên Mộc Châu mát lạnh như đầu một mùa xuân nào. Dưới chân tôi và sau tôi một ngày đường là Hà Nội đang nhễ nhại trong tiếng ve sầu và đường nhựa bốc hơi. Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát rờn, một thứ cỏ cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường. Ngay chỗ đỗ xe là căng tin. Những cái bóng linh lợi của người lính hòa bình kiến thiết Tây Bắc. Bát phở nóng căng tin, năm sáu năm tới hẳn là ngậy lên cái mùi thịt chín, thịt tái của chính bò nông trường đây. Tách cà phê nóng gợi lên cái hương vị cà phê tương lai của nông trường Tây Bắc. Chẳng bù với quang cảnh năm nào, bộ đội ta vào Tây Bắc mở rộng căn cứ, đất ở đây chỉ một màu trúc và cỏ cháy, nồng lên cái mùi hổ đói. Hàng ngày đường không có tiếng nói của người đi. Toàn là cỏ dại và củ riềng, cái vị gừng cay muối mặn nhớ đời của bữa cơm đơn vị chủ lực quân vào mở đất Sơn La. Bây giờ thì khác quá đi rồi. Cuộc đời mới đang bén rễ đâm chồi mạnh và nơi đây đang kết tinh nhiều giống hoa say nồng chưa nở một lần nào trên lũng đồi Thái Mèo ...
(Theo Nguyễn Tuân)
1. Cao nguyên Mộc Châu nằm ở vùng nào của nước ta?
A. Tây Bắc. B. Việt Bắc. C. Tây Nguyên.
2. Tác giả miêu tả cảnh cao nguyên Mộc Châu vào mùa nào?
A. Mùa xuân. B. Mùa hè C. Mùa thu
3. Cảnh vật và cuộc sống được miêu tả trong bài thuộc vào thời gian nào?
A. Thời thực dân Pháp thống trị.
B. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Sau hòa bình lập lại trên miền bắc.
4. Tác giả tả cảnh nghèo đói trước ngày giải phóng nhằm mục đích gì?
A. Cho thấy đây là một vùng đất nghèo.
B. Ôn lại những ngày kháng chiến gian khổ.
C. Làm nổi bật sự thay đổi của cảnh vật và con người sau đây.
5. Thành ngữ bén rễ đâm chồi trong bài nghĩa là gì?
A. Hạt gieo xuống đang mọc thành cây.
B. Cây trồng xuống đang bén rễ.
C. Cuộc sống đang hồi sinh trở lại sau những năm chiến tranh.
6. Câu sau thuộc kiểu câu nào? "Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát rờn, một thứ cỏ cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường."
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
7. Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy?
A. là là, nhễ nhại, linh lợi.
B. năm nào, là là, nhễ nhại, linh lợi.
C. là là, nhễ nhại, linh lợi, căn cứ.
8. Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?
"Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn, làm thơ"
A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
B. Quan hệ tương phản.
C. Quan hệ tăng tiến.
9. Câu: "Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát rờn, một thứ cỏ cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường." diễn tả mây như thế nào?
A. Mây sà xuống thấp một cách nhẹ nhàng, sát với ngọn cỏ.
B. Mây đậu trên những ngọn cỏ.
C. Mây bay cao phía trên ngọn cỏ.
10. Gạch chân các quan hệ từ có trong câu sau:
"Dưới chân tôi và sau tôi một ngày đường là Hà Nội đang nhễ nhại trong tiếng ve sầu và đường nhựa bốc hơi"
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả. (5 điểm) Nghe – viết (GV đọc cho HS viết một đoạn trong bài Mưa thảo quả TV lớp 5 tập I trang 113, từ Thảo quả trên rừng Đản Khao đó chớn nục đến lấn chiếm khụng gian)
II. Tập làm văn (5 điểm) Tả hình dáng và tính cách một người thân của em.
Đáp án đề thi kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. KIỂM TRA ĐỌC
Mỗi câu khoanh đúng, làm đúng cho 0,5 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | C | C | C | A | A | C | C | và, là, và |
B. KIỂM TRA VIẾT
I- Chính tả (5 đ)
Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,5 điểmNếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài.
Chú ý: Nhiều lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi
II- Tập làm văn (5đ)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
Viết được bài văn miêu tả người đủ 3 phần theo yêu cầu đã học; độ dài khoảng 15 câu.Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.