Cho bài ca dao :
“Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.”
1. Biện pháp tu từ trong bài ca dao là ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá
2. Tâm sự của bài ca dao trên là tâm sự của ai với ai?
A. Em với chị. B. Người yêu với người yêu
C. Anh với em D. Chàng với nàng
3. Tâm sự trên được thể hiện ở yếu tố nào ?
A. Cách miêu tả giếng nước
B. Mối quan hệ giữa giếng sâu và gầu dài
C. Thể thơ và cách ngắt nhịp của bài ca dao
D. Hình ảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình
4. Nối cột A với cột B sao cho đúng.
Loại nhân vật trữ tình nào xuất hiện phổ biến trong các bài ca dao than thân?
A. Người lính thú
B. Người phụ nữ
C. Người chinh phụ
D. Người nông dân
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?
c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của "anh" có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Tại sao nhân vật ông Bụt thường xuất hiện trong truyện cổ tích mà ko phải cô tiên hay bà tiên???
Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi:
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.
- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dỉ dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr. 21).
a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
Dòng nào nêu đúng vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai...?
A. Tình yêu gắn với sự độ lượng, vị tha
B. Tình yêu gắn với khát vọng vượt lên sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
C. Tình cảm sâu sắc được thể hiện qua cách nói trau chuốt, bóng bẩy.
D. Tình yêu nồng nàn, cháy bỏng nhưng cách biểu hiện rất kín đáo, tế nhị.
Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói (từ ngữ trong lời nói cá nhân, sự miêu tả cử chỉ, điệu bộ, sự thay phiên vai người nói, người nghe, …) được ghi lại trong đoạn trích sau:
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! - Thị liếc mắt, cười tít.
(Kim Lân - Vợ nhặt)