Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
THẢ DIỀU
Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng.
Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân.
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
Cánh diều no gió
Nhạc trời reo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng.
Ơi chú hành quân
Cô lái máy cày
Có nghe phơi phới
Tiếng diều lượn bay?
(Trần Đăng Khoa)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?
A. trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời
B. trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm
C. trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau
cho đoạn văn sau
Mưa mùa xuân, xôn xao,phơi phới,...Những hạt mưa bé nhỏ , mềm mại , rơi mà như nhảy nhót
hãy xác định những từ đơn,từ ghép,từ láy trong đoạn văn trên
Các từ sau từ nào không phải từ láy?
Súc sống, nho nhỏ, phơi phới, mêng mông
Các bạn giúp mình nhé!
Thank you!
“Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?
A. Ai là gì ?
B. Ai thế nào ?
C. Ai làm gì ?
Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi :
- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ... thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. ... đưa tiếng sáo, ... nâng cánh ....
Con hãy kéo thả tên các bản nhạc vào dòng miêu tả tương ứng dưới đây:
Ao nhà Mùa xuân Bình minh Mùa hạ Mùa thu
________: Đầu hứng khởi với những âm thanh “Tờ réc ... tờ re ... te te”
________: Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá.
________: Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.
_______: Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt
________: âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.
Cảm thụ văn học :
Trong đoạn văn dưới đây , tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình ? Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay ?
Có cái gì cứ cháy lên , cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi . Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng . Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : " Bay đi diều ơi ! Bay đi ! ". Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi , mang theo nỗi khát khao của tôi .
Các bạn viết ngắn thôi , tầm 10 dòng thôi nhé . Thank you !
Bài đọc : KHOÉT SÁO DIỀU
Ông Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.
Sáo chim là thứ sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn. Tiếng sáo đẩu ngân vang lưng trời và kêu đều như lời ca của một cung nữ.
Ông chọn những ống tre nhỏ, già làm mình sáo. Lựa được ống tre, ông phải gọt ngoài, róc trong để làm mảnh hẳn ống tre. Lại phải khoét ở giữa ống tre một lỗ thông suốt để luồn cọng sáo, nơi khoét đó phải làm kín trong lòng để giữ gió thì sáo mới kêu. Rồi dùng sơn để gắn sao cho cân, cho đều và kín. Còn miệng sáo, ông phải dùng gỗ mỏ, thứ gỗ vừa mềm, vừa dai, vừa chịu được nắng mưa, không co, không giãn.
Tất cả những tinh vi đó vẫn chưa là chỗ chính. Chỗ chính là nơi miệng sáo phải khoét thế nào cho sáo đón gió thành tiếng kêu mình muốn. Miệng sáo còi cần khoét nhỏ và dày, như vậy lòng sáo hút được nhiều gió, nó sẽ rít lên. Còn sáo đẩu và sáo cồng thì miệng phải khoét rộng và vòng cung ngăn ngắn. Như thế hơi gió thi nhau vào, hết đợt nọ đến đợt kia, sẽ tạo thành những tiếng sáo ngân nga dìu dịu.
Trước khi tặng ai một chiếc sáo, bao giờ ông cũng đứng lên, cầm sáo quay một vòng cho nó kêu, vẻ mặt hân hoan như được vật gì quý lắm
trả lời câu hỏi sau:
Em có suy nghĩ về nghệ nhân làm sáo Cả Nam ?