......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng
lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:
- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim
vành khuyên đậu nhẹ trên cây chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành.
Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt
khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong
từng khe vỏ rách lướp tướp.
Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ
lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa?
Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chứng em giúp cho cây khỏi đau rồi chóng lớn, chóng có bóng lá,
che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi.
Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động...
Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Vành khuyên trò
chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn
nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!...
Câu 1: Đàn chim vành khuyên đậu xuống cây bằng lăng để làm gì?
A. Để nghỉ chân. B. Để bắt sâu cho cây. C. Để trú mưa.
Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài cho thấy chim vành khuyên bắt sâu rất cần mẫn:
A. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Mỏ như xát mặt với vỏ cây.
B. Mắt trắng long lanh, đôi chân thoăn thoắt.
C. Lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
D. Ý A và C đúng.
Câu 3: Những chi tiết nào miêu tả niềm vui của chim vành khuyên?
A. Ríu rít chuyền lên, chuyền xuống.
B. Há mỏ lên rồi nhún chân hót như báo tin vui. Reo mừng hát cho bằng lăng nghe.
C. Tìm sâu ở lộc cây, ở cành, ở những chiếc lá.
D. Ý A và B đúng.
Câu 4: Hình ảnh nào trong bài cho thấy cây bằng lắng rất xúc động trước việc làm của vành
khuyên?
A. Bằng lăng vui sướng, reo mừng khi nghe vành khuyên báo tin.
B. Bằng lắng xúc động, lặng người nghe vành khuyên hát.
C. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã, bằng lăng khóc vì cảm động.
D. Bằng lăng khỏi đau, chóng lớn, có bóng lá xanh tươi.
Câu 5: Bài văn nói lên điều gì sâu sắc?
A. Cần biết bắt sâu cho cây xanh tốt. C. Vành khuyên là loài chim có ích.
B. Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.
Câu 6: Câu chuyện cho em cảm nhận điều gì về tình bạn giữa vành khuyên và bằng lăng?
......................................
bạn nào làm được mình tick cho
Dòng nào dưới đây có cặp từ in đậm là từ nhiều nghĩa:
A.Chim mỏi cánh/hoa năm cánh
B.Bằng lăng non/dời non lấp bể
C.Đậu xuống cành bằng lăng/đậu nảy mầm
D.rợp bóng cây/chùm bóng bay
giúp mik với,ai nhanh mik tick
Bài 4: Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?
a. Gian lều cỏ tranh/ Ăn gian nói dối.
b. Cánh rừng gỗ quý/ Cánh cửa hé mở.
c. Hạt đỗ nảy mầm/ Xe đỗ dọc đường.
d. Một giấc mơ đẹp/ Rừng mơ sai quả.
Dòng nào dưới đây có các từ in đậm ko phải là từ đồng âm
A gian lều cỏ tranh/ăn gian nói dối B cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở C hạt đỗ nẩy mẩm /xe đỗ dọc đường
dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm
a) Gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối
b) Cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở
c) Hạt đỗ nảy mầm / xe đỗ dọc đường
d) Một giấc mơ đẹp / rừng mơ sai quả
Dòng in đậm nào dưới đây là từ Đồng Âm A. Bạn Lan luôn đứng đầu lớp. / Nước đầu nguồn rất trong. B. Chúng em đang chào cờ. / Ông em chơi cờ rất hay. C. Quả thơm này có nhiều mắt. / Bé Hoa có đôi mắt thật đẹp. D. Trái xoài này rất ngọt . / Giọng nói của cô ấy thật ngọt.
13. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
a. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ vàng rực?
A. Vàng tươi, vàng mượt, vàng bạc
B. Vàng tươi, vàng ròng, vàng mượt
C. Vàng óng, vàng tươi, vàng mượt
D. vàng ròng, vàng bạc, vàng tươi
b. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ đồng âm?
A. lá cây / lá phổi C.chân tay / chân đồi
B. bức tranh / tranh nhau D. đỏ tươi/ đỏ rực
c. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa?
A. cánh đồng / pho tượng đồng C.ngọn lửa hồng / quả hồng
B. con đường / cân đường trắng D. bàn tán/ bàn ghế
d. Câu “Những dòng xe nối đuôi nhau trên những con đường men theo đồi núi.” Thuộc kiểu câu nào em đã học?
A. Ai làm gì? C. Ai là gì?
B. Ai thế nào? D. Ai ở đâu?
g. Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp từ D. So sánh và nhân hóa
h. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. Bằng bằng, mới mẻ, đầy đủ, êm ả.
B. Bằng bằng, cũ kĩ, đầy đủ, êm ái.
C. Bằng phẳng, mới mẻ, đầy đặn, êm ấm.
D. Bằng bằng, mơi mới, đầy đặn, êm đềm.
i. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các động từ?
A. Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự.
B. Vui chơi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương.
C. Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự
D. Vui chơi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự.
dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm
a) cây tràm / cây nến
b) thân tràm / bạn thân
c) lá tràm / lá phổi
5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ?
a) Đàn chim nhạn, con đê và nhũng cánh đồng lúa.
b) Con đê, những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
c) Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
Hoa xoan Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh. Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới. Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế… Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê. Khoảng tiết Kinh Chập năm trước, xoan đã trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu. Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành. Và lại bất chợt giữa trưa nào đó, ngợp mắt, rợp trời hoa xoan bung ra trắng tím. Cái hương hoa xoan ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại nước hoa sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Nó luôn gợi ta nhớ nhung về tuổi thơ và một miền quê yêu thương. Bây giờ, nhà nhà xây mái bằng bê tông cốt sắt, gỗ xoan không còn chỗ làm cột, làm quá giang, đòn bẩy. Đến cái chạn bát cũng bằng i-nốc, bằng nhựa; gỗ xoan đã ra rìa ngoài cuộc sống người dân quê. Không còn ai làm nhà bằng gỗ xoan. Không còn hoa xoan rụng. Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Cái hương ………. ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời, không một loại ……….. sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Câu 2: Tại sao ngay trong đoạn mở đầu, tác giả đã khẳng định xoan đã gắn bó với người dân quê hàng ngàn năm nay? ………………………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Câu 3. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”. Thông tin Trả lời Bây giờ nhà nhà xây mái bằng gỗ xoan. Đúng / Sai Mùa giêng hai, xoan bắt đầu trút hết lá, chỉ còn cây gầy guộc, cành khẳng khiu Đúng / Sai Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê. Đúng / Sai Đầu xuân, xoan ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. Đúng / SaiCâu 4: Tác giả dùng biện pháp, hình ảnh nào để miêu tả lộc xoan? A. So sánh lộc xoan với móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn. B. Nhân hóa lộc xoan đáng yêu như móng gà chíp bé xíu xinh xinh. C. Nhân hóa lộc xoan bé xíu xinh xinh như móng gà chíp. Câu 5: Vì sao với tác giả không thể có thứ nước hoa nào sánh với hương xoan? A. Cây xoan gắn bó với quê hương tác giả. B. Tác giả rất thích mùi hương hăng hăng của quả xoan. C. Hương hoa xoan luôn gợi nhớ về tuổi thơ và quê hương. Câu 6: Những hình ảnh nào của cây xoan được tác giả miêu tả nhiều hơn cả? A. Cành xoan, hoa xoan. B. Vườn xoan, bờ rào xoan, lộc xoan. C. Thân cây xoan, gỗ xoan, hoa xoan. Câu 7: Điều gì khiến tác giả ngậm ngùi khi nhắc về cây xoan? ……………………………………………………………………………………………… ............................................................................................................................................... Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? A. Ẩm ướt, gần gũi, âm thầm,li ti,tim tím. B. Gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, ngan ngát. C. Li ti, gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, mưa phùn. Câu 9: Những từ nào trong câu: “Rồi ắng đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành.” là tính từ? A. Tim tím. B. Tim tím, lăn tăn. C. Ắng, tim tím, lăn tăn. Câu 10:Đoạn 3 của bài văn trên có những trường hợp nào là đại từ? A. Nó, ta. B. Nó, đó, ta. C. Nào, đó, nó, ta. Câu 11: Những từ nào trong câu: ‘‘Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kì và gần gũi vô cùng với người nhà quê.’’ là quan hệ từ ? A. Và. B. Và, với. C. Rồi, và, với. Câu 12 : Trong câu ‘‘Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.’’, tác giả đã sử dụng biện pháp nào để tả cây xoan? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Nhân hóa và so sánh. Câu 13. Phân tích cấutạo ngữ pháp của các câu sau: “Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống diệu kỳ và gần gũi vô cùng với người nhà quê.” …………………………………………………………………………………………………………………. Câu 14: Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về tình cảm gia đình. …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………