Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 19
Tính chung thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 - 2020), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Về hoạt động kinh tế đối ngoại với việc ký kết và thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Việt Nam đã cơ bản hoàn thành những mục tiêu quan trọng nhất trong Chiến lược đàm phán hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2010 - 2020. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Hệ thống các chính sách xã hội và dịch vụ xã hội ngày càng được củng cố và tăng cường, người dân không chỉ là chủ thể của phát triển kinh tế còn là chủ thể thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội của nhà nước.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây vừa là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội vừa nội dung cơ bản của chính sách an sinh xã hội được thể hiện trong thông tin trên?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP. B. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều.
C. Tỷ lệ thất nghiệp dân cư. D. Mối quan hệ dân tộc
Đáp án B. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều.
Trong thông tin trên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 14,2% năm 2010 xuống dưới 3% vào năm 2020, theo chuẩn nghèo đa chiều, đây là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội và cũng là một nội dung cơ bản của chính sách an sinh xã hội. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của các chính sách giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.