Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
- Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
(Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)
Câu a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu b. Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.
Câu c. Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
Câu d. Qua nội dung đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân mình.
Câu 2. Làm văn ( Hs sẽ lựa chọn 1trong 2 câu sau)
Câu 2a. Viết bài văn thuyết minh thuật lại mộ sự kiện (một sinh hoạt văn hóa).
Câu 2b. Hãy đóng vai một nhân vật để kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Tấm Cám, thuộc thể loại truyện cỏ tích. 3 văn bản cùng thể loại: Em bé thông minh, Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự.
b. đủng đỉnh là từ để miêu tả hành động chậm chạp.
c. Thành ngữ dân gian: ba chân bốn cẳng. Việc sử dụng thành ngữ để miêu tả hành động của Cám cho chúng ta thấy được tính cách của nhân vật, Cám tinh ranh đã lừa Tấm, vội vã chạy về.
d. Qua đoạn trích trên, tôi rút ra được bài học nên chăm chỉ làm việc và cần đề phòng trước kẻ xấu