Lê Bùi Ngọc Anh

Đọc đoạn trích sau:

(1) Cuộc đời này tuyệt vời hơn cờ vây ở chỗ, sau mỗi thất bại mà ta cứ nghĩ là một nước đi sai lầm chết người, con đường của cuộc sống tiếp diễn sau đó hoàn toàn không tệ hơn so với lộ trình được coi là thành công lúc bấy giờ. Trái lại, nhiều lúc còn tốt đẹp hơn. Nhà sinh học Choi Jae Cheon, người được gọi là học giả lớn của thuyết đồng hợp, do không vào được trường Ý nên mới đến với môn Động vật học. Nhà thiết kế tầm cỡ thế giới Paul Smith do chấn thương mà không thể thực hiện được mơ ước cả đời là trở thành vận động viên xe đạp, do đó, ông mới bước vào con đường thiết kế. Khi thất bại, họ đều vô cùng tuyệt vọng, nhưng sau đó, cuộc đời họ lại tỏa sáng rực rỡ hơn. Đây chẳng phải là sự hấp dẫn của "một cuộc đời khác” hay sao?

(2) Mọi người thường nói: "Vì thất bại này mà giấc mơ của tôi đã tan thành mây khói." Nhưng ước mơ không bao giờ chạy trốn. Người chạy trốn lại thường là chính bản thân bạn. Lý do là bởi thất bại không phải là vấn đề, mà qua việc thừa nhận thất bại đó, chúng ta học được điều gì. Một lần thất bại là một lần đau đớn, một lần đau đớn là một lần trưởng thành. Và sự trưởng thành đó sẽ đưa chúng ta đến gần giấc mơ của mình hơn.

(3)[...] Chỉ cần có đủ ý chí cầm cự, chúng ta có thể đi đến bất cứ đâu. Vì vậy, đừng sợ sẽ vấp ngã, mà hãy sợ rằng không có đủ dũng khí để đứng lên.

(4)Lần này, bạn cũng lại thất bại sao? Lại thêm một lần thật sự đau đớn. Dù vậy, chúng ta hãy cùng nhắc lại đoạn sau, như thể đó là một câu thần chú: Đừng quá thất vọng. Thất bại này về sau sẽ trở thành sự đảo ngược đầy ngoạn mục. Khủng hoảng càng sâu sắc thì sự đảo ngược càng ngoạn mục. Tuyệt đối đừng bỏ cuộc. Bộ phim lật ngược tình thế của cuộc đời bạn vẫn chưa đến hồi kết thúc đâu.

(Rando Kim, Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, NXB Hà Nội, trang 103, 104) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Theo tác giả, thất bại mang lại ý nghĩa gì trên hành trình chinh phục ước mơ của mỗi người ?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu “Ước mơ không bao giờ chạy trốn. Người chạy trốn lại thường là chính bản thân bạn”?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: đừng sợ sẽ vấp ngã, mà hãy sợ rằng không có đủ dũng khí để đứng lên? Vì sao?

Câu 5. Xác định kiểu đoạn văn của mỗi đoạn văn trong đoạn trích

Câu 6. Câu văn “Nhà sinh học Choi Jae Cheon, người được gọi là học giả lớn của thuyết đồng hợp, do không vào được trường Y nên mới đến với môn Động vật học.” có chức năng gì trong đoạn văn?

Câu 7. Giải thích nghĩa của các từ “ý chí”, “thất bại”, “ước mơ”.

Câu 8. Em đã và đang làm gì để theo đuổi ước mơ của mình?


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn An
Xem chi tiết
Kị tử thần
Xem chi tiết
ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂
Xem chi tiết
ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂
Xem chi tiết
NGUYỄN GIA HUY
Xem chi tiết
quách anh thư
Xem chi tiết
Đỗ Duy Mạnh 123
Xem chi tiết
quách anh thư
Xem chi tiết
nam nguyen
Xem chi tiết