Đọc đoạn văn "Quen rồi... cát lạo xạo trong miệng." (sgk Ngữ văn 9 kì 2.tr118). Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn đó.
Đề trình bày cảm nhận của em về nhân vâht Phương Định qua hai đoạn trích sau : "bây giờ là buổi trưa ... có ngôi sao trên mũ " Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất ... cát lạo xạo trong miệng "
Cho đoạn trích sau
"Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng."
Cách đặt dấu câu trong đoạn có gì đặ biệt? Tác dụng của cách đặt dấu câu ấy đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn?
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”.
Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế.
Chàng trai cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè, ... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…
Câu 1: Xác định phương thức biểuCâu 2: Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Chắc là cụ nói đùa!” và cho biết đó là thành phần gì?
Câu 3: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “giọt nước mắt lăn trên má” của chàng trai.
Câu 4: Hãy nêu quan niệm của em về một trái tim hoàn hảo. (Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Từ nội dung đọan trích trên, em hãy viết một đoạn văn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự sẻ chia.
Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2)
--------------Hết--------------
.
ĐỀ BÀI
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Mọi người thường nói: “Vì thất bại này mà giấc mơ của tôi đã tan thành mây khói.”. Nhưng ước mơ không bao giờ chạy trốn. Người chạy trốn thường lại là chính bản thân bạn. Lý do là bởi thất bại không phải là vấn đề, mà qua việc thừa nhận thất bại đó, chúng ta học được điều gì. Một lần thất bại là một lần đau đớn, một lần đau đớn là một lần trưởng thành. Và sự trưởng thành đó đưa chúng ta đến gần giấc mơ của mình hơn.”
(Trích “Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu”, Rando Kim, trang 103, NXB Hà Nội năm 2019).
1. (0,5 điểm) Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. (0,5 điểm) Xác định phép tu từ trong câu sau: “Nhưng ước mơ không bao giờ chạy trốn”
3. (1,0 điểm) Hãy chỉ ra từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai câu văn sau, và cho biết ý nghĩa của từ ngữ ấy: “Mọi người thường nói: “Vì thất bại này mà giấc mơ của tôi đã tan thành mây khói.”. Nhưng ước mơ không bao giờ chạy trốn.”
4. (1,0 điểm) Em rút ra cho mình được bài học gì sau khi đọc phần trích trên? (Trả lời ngắn gọn trong khoảng 5 câu).
Câu 2. (2,0 điểm)
Từ nội dung của phần trích trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về việc bản thân cần chấp nhận sự thất bại để thành công trong cuộc sống.
Đề ôn thi cuối kì II mới nhất cho học sinh lớp 9. Cố lên nhé!!!!
I. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yêu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ vai trò con người lại càng nổi trội
Câu 1: Cho biết Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên
Câu 2: Cho biết xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên
Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong câu “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất
Câu 4: Theo tác giả hành trang quan trọng nhất của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới là gì? Vì sao??
Câu 5: Viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu về thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ tổ quốc
II.
Câu 1: Trình bày suy nghĩ của em bằng 1 đoạn văn 200 chữ về ý nghĩa của sự cống hiến cho cuộc đời trong cuộc chiến chống đại dịch CoVid-19 hiện nay
Câu 2: Cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ “Nói với con” của Y Phương
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Chân phải bước tới cha ... Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời" (Trích Nói với con - Y Phương) a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích b) Cụm từ "người đồng mình" trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào? c) Nêu ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của các từ "đan, cài, ken" trong câu thơ: "Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát" d) Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:
– Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: …Những nét hớn hở trên MẶT người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái ĐẦU màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng… (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) a. Tìm 02 từ láy? (1.0 điểm) b. Mỗi từ viết hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1.0 điểm)