Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
NGUỒN GỐC NGÀY QUỐC KHÁNH
Sau khi Hà Nội và nhiều nơi khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Hồ Chủ tịch từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Trung ương đón Người về ở căn gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.Từ sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố. ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa quảng đường Ba đình, các đội tự vệ vũ trang cùng những đơn vị Quân Giải phóng đội mũ ca lô, quân phục nghiêm trang, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài. Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Vũ Nhai, đã lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, vừa cùng nhân dân vùng dậy cướp chính quyền, giờ đây vẫn nắm chắc tay súng bảo vệ nền Độc lập mới ra đời. Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới- nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.
Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.
(
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn nào dưới đây?
A. Văn bản tự sự B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản biểu cảm D. Văn bản thông tin
Câu 2:Văn bản viết về sự kiện nào?
A. Ngày cách mạng Tháng 8 thành công B. Nguồn gốc của ngày Quốc khánh 2/9
C. Lễ ra mắt chính phủ lâm thời D. Bác Hồ đọc bản truyên ngôn độc lập
Câu 3: Bài viết gồm mấy phần?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn
Câu 4: Câu văn: “Từ sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình.”,cho em biết thông tin nào?
A. Thời gian đọc Bản tuyên ngôn độc lập B. Địa điểm đọc bản truyên ngôn độc lập
C. Người tham dự lễ mít tinh D. Gồm A+B+C
Câu 5: Đâu là cặp từ trái nghĩa trong câu văn: “Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.”?
A. Nội – ngoại B. Ra mắt – bàn về
C. Quyết định - tổ chức D. Khẩn trương- phiên họp
Câu 6: Câu văn: “Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.” có vị ngữ là:
A. Cụm tính từ B. Cụm động từ
C. Cụm chủ vị D. Cụm từ
Câu 7: Câu văn: “Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài.”, có mấy phó từ?
A. một B. hai
C. ba D. bốn
Câu 8: Thông tin chính của phần cuối văn bản cho em biết điều gì?
A. Thời khắc xuất hiện của Bác Hồ B. Khúc Tiến quân ca vang lên
C. Lá cờ sao vàng được kéo lên D.Thời khắc khai sinh nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa
Câu 9: Theo em Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò gì đối với sự ra đời ngày Quốc khánh 2/9?
Câu 10: Sau khi đọc văn bản, trong em có những tình cảm gì?