câu 1: đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
a. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ gì? 1đ
b. Nêu nội dung chính của bài ca dao. 1đ
c. Tìm phép tu từ so sánh trong bài ca dao và cho biết tác dung của phép so sánh đó.2đ
d. Tìm 2 từ ghép đẳng lập trong bài ca dao.
Câu 2: Viết đoan văn khoảng 10-12 câu nêu cảm nghĩ về bài ca dao trên. 6đ
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1( 3 điểm): Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung chính của bài ca dao trên.
Câu 2 (3 điểm): Tìm 3 từ đơn, 3 từ ghép có trong bài ca dao trên.
Câu 3: ( 2 điểm): Phép tu từ nào được sử dụng trong 2 câu ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nhĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Chỉ ra phép tu từ đó.
Câu 4:(2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm gia đình.
Đọc kĩ đoạn ca dao sau và trả lời câu hỏi :
« Bình Định có núi Vọng Phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.
Em về Bình Định cùng anh,
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa. »
Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn ca dao trên trích trong bài ca dao nào ?
Câu 2: (1.0 điểm) Tên địa danh được nhắc tới trong đoạn trích trên ?
Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ ra từ ghép có trong đoạn thơ in đậm ?
Câu 4: (1.0 điểm) Thế nào là từ ghép ?
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi: “Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”. Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra 1 phép so sánh có trong bài ca dao. Nêu tác dụng của phép so sánh đó. Phần II. Làm văn Từ ý nghĩa của lời thơ, em hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em về tình cảm anh/ chị em trong gia đình.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Câu 1: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích trên?
Câu 2: Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh của Bác trong đoạn thơ trên?
ĐỀ SỐ 38
I. Đọc - hiểu: (6 điểm):
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Ngày ấy, vào thời Tây Sơn, có một chàng trẻ tuổi người vùng Đồng-nai. Chàng là người tài kiêm văn võ, đã từng vung gươm hưởng ứng cái bất bình của mọi người. Chàng từng cầm quân mấy lần làm cho tớ thầy chúa Nguyễn chạy dài.
Nhà Tây Sơn mất, chàng lui về quê nhà mượn nghề dạy trẻ để náu hình ẩn tích. Đột nhiên có tin dữ truyền đến làm cho mọi người xao xuyến. Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người đã từng làm quan cho nhà Tây Sơn. Nhà vua cứ dựa vào chức tước lớn hay nhỏ của họ mà gia hình: tư mã, quận công thì lăng trì, tùng xẻo; vệ úy, phân suất thì đánh gậy, phạt roi, v.v...
Dân trong xóm sẵn lòng quý mến, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ mui lồng để tiện đi lại.
Vì không muốn để rơi vào tay quân địch, chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu-long, chàng tiến sâu vào nước Chân - lạp.
Một hôm chàng cắm sào lên bộ mua thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi, về đến đây thì con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng hết sức chạy chữa, cuối cùng cũng giúp cô gái lấy lại sức khỏe. Và sẵn có thuyền riêng, chàng chở họ về tận nhà.
Nàng là con gái chưa chồng, đã đến tuổi quay xa đạp cửi. Nàng có vẻ đẹp thùy mị. Tự nhiên có anh chàng trai người Việt ở đâu tận xa xôi đến trú ngụ tại nhà làm cho nàng quyến luyến.
Sau một tuần chay tạ ơn Trời Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui vẻ nhận lấy cuộc sống mới cho qua ngày. Từ đây chàng có chỗ ở nhất định. Nhà nàng là nhà làm ruộng nuôi tằm. Những việc đó chàng đều làm được cả.
Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt với nhau như đôi chim câu. ”
(Trích “Sự tích trái sầu riêng”, Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB trẻ 2019)
Câu 1: (1 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích trên? Kể tên hai văn bản cùng thể loại mà e đã được học?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 3: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 4: Chỉ ra nhân vật chính trong đoạn trích trên ? Trong truyện có những chi tiết hoang đường, kì ảo nào, em hãy chỉ rõ?
Câu 5: Giải thích nghĩa từ “trú ngụ” trong câu “Tự nhiên có anh chàng trai người Việt ở đâu tận xa xôi đến trú ngụ tại nhà làm cho nàng quyến luyến.”
Câu 6: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Hai vợ chồng quấn quýt với nhau như đôi chim câu.”?
Câu 7: Em rút ra được bài học gì từ đoạn văn? Hãy viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) trình bày bài học đó?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi "Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng ... sau đó là xấu hổ" Câu 1:từ văn bản chứa nội dung của đoạn trích trong phần đọc hiểu hãy viet từ 4-6 câu văn nêu cảm nhận của người anh trong văn bản Đay là bài bức tranh của em gái tôi nhé
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 2 (3 điểm): Tìm 3 từ đơn, 3 từ ghép có trong bài ca dao trên.
Câu 4:(2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm gia đình.
Đọc kĩ đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”
1. Đoạn văn trên thuộc kiểu vănbản:
A –Miêu tả B – Tự sự C –Biểu cảm D – Nghị luận
2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A – Miêu tả B –Tự sự C –Biểu cảm D – Nghị luận
3. Trong câu “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” là:
A –Dẫn chứng B –Ý kiến C – Lí lẽ D – Dẫn chứng và lí lẽ,
4. Dòng nào thể hiện rõ ý kiến của đoạn văn trên?
A – Sự giản dị của Bác trong đời sống
B – Sự giản dị của Bác trong tác phong
C – Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết
D – Sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người
5. Câu : “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất” trong đoạn văn trên là :
A –Ý kiến B – Lí lẽ
C – Dẫn chứng D – Cả ba trường hợp trên đều khôngđúng
6. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
A –Giản dị B –Quý trọng C –Phục vụ D – Thức ăn
Câu 7. Từ đoạn văn phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 – 5 dòng để trả lời câu hỏi: “Vì sao văn bản trên là văn bản nghị luận”? (2điểm)