(Hè 2023)ĐỀ 3:I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chưa bao giờ mình cảm thấy đau khổ và cô đơn đến mức này. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Th. hãy bằng nghị lực, bằng niềm tin ở chính nghĩa, bằng lí tưởng cuộc đời mình mà đi tiếp những bước đường gai góc gian lao. Có thắng lợi nào đến với chúng ta...
Đọc tiếp
(Hè 2023)ĐỀ 3:I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chưa bao giờ mình cảm thấy đau khổ và cô đơn đến mức này. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Th. hãy bằng nghị lực, bằng niềm tin ở chính nghĩa, bằng lí tưởng cuộc đời mình mà đi tiếp những bước đường gai góc gian lao. Có thắng lợi nào đến với chúng ta mà không phải đổi bằng mồ hôi nước mắt, bằng suy nghĩ khổ đau...
(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhà XBHNV, 2005, Tr 57)
Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0.5 điểm) Từ giông tố trong đoạn có nghĩa là gì?.
Câu 3. (1.0 điểm) Xác định các biện pháp tu từ trong câu: Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần.
Câu 4. (1.0 điểm) Theo tác giả muốn Có thắng lợi phải thế nào ? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không, vì sao ?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) Suy nghĩ về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
[…] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu […] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung … Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I)