Đố vui
Hạt gieo tới tấp
Rải khắp ruộng đồng
Nhưng hạt gieo chẳng nảy mầm
Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh.
Là hạt gì?
Hãy đặt một câu đố về hiện tượng thời tiết và chia sẻ với bạn bè, người thân.
Bài đọc: Chuyện về hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ
nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình
phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ
này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho
lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất.
Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng
nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó
chết dần chết mòn.
Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc
lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
(Theo báo Điện tử)
Câu 4. a) Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói
lên suy nghĩ của em về câu chuyện:
ai làm đúng mik k nha!
Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai làm gì ?. Viết lại chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu đó.
Câu | Chủ ngữ | Vị ngữ |
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. | ||
Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. | ||
Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. | Mẹ | đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. |
Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. |
vừa bằng hạt thóc
mà bọc dạ quang
khắp xóm khắp làng
đâu đâu cũng có ?
(là quả gì ?)
Trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, hạt gạo được ví là hạt gì?
con gì có mũi mà không có mắt ? ;...........................
cá nào không bao giờ buồn ?........................................
cái gì càng nặn thì càng vơi?........................................
hạt gì không bao giờ nảy mầm?..................................
tôi có bốn cái chân và một cái lưng nhưng không có cơ thể hỏi tôi là ai ? ........................................
vì sao con cua bò ngang?........................................
Đố vui
Chẳng lợp mà thành mái
Chẳng cấy mà mọc đều
Già thì trắng phau phau
Non thì đen kin kít
Là gì?
Đố vui
Chẳng lợp mà thành mái
Chẳng cấy mà mọc đều
Già thì trắng phau phau
Non thì đen kin kít
Là gì?
Hãy đặt một câu đố về bộ phận cơ thể người theo cách của câu đố trên và chia sẻ với bạn.
Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.
Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…
Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.
Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.
Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…
Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt.
(Băng Sơn)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì?
A. Những thanh tre và đất sét.
B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách.
C. Quần áo cũ và những miếng xốp.
D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách.