Đố: Một học sinh đề nghị làm một "thước đo góc hình chữ nhật" như hình 22 các đoạn thẳng trên các cạnh BC, CD, DA có độ dài bằng nhau.
Hãy đo để kiểm tra xem thước đó đúng hay sai.
Một học sinh làm một mặt đồng hồ như hình 4. Hãy đo để kiểm tra xem đồng hồ đó kẻ đúng hay sai?
Dùng thước kẻ để đo độ dài các cạnh, đường chéo;và dùng thước đo góc để đo số đo góc của các góc của hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật. Sau đó em hãy cho nhận xét về đặc điểm của chúng.
Trên bảng đen có một đoạn thẳng AB dài 7 dm. Bạn Trinh đưa cho em Hạnh một cái thước thẳng có chia khoảng mà chiều dài của thước là 3 dm và yêu cầu em Hạnh kiểm tra xem đoạn thẳng AB ở trên bảng có đúng là dài 7 dm không ?
Hạnh đã kiểm tra và bảo là đúng. Bạn có biết Hạnh đã làm như thế nào không ?
Hình 43 là thước đo độ dài mà học sinh châu Mỹ thường dùng. Đơn vị độ dài là inh-sơ (inch). Hãy kiểm tra xem 1 inh-sơ bằng khoảng bao nhiêu milimét.
Trong trò chơi bi-a, các đấu thủ thường áp dụng kinh nghiệm sau: Muốn đẩy quả cầu A vào điểm O (trên cạnh bàn) để khi bắn ra trúng quả cầu B (Hình bên trái) thì cần xác định điểm O sao cho tia Ot (tia vuông góc với mặt bàn tại O) phải là tia phân giác của góc AOB.
Em hãy xem hình bên phải rồi dùng các dụng cụ đo (thước thẳng, êke, thước đo góc) kiểm tra xem quả cầu C sau khi đập vào cạnh bàn có đập trúng vào quả cầu D không?
Ở hình 16, điểm I là trung điểm của đoạn thẳng BC. Hãy đo để kiểm tra xem hai góc BAI và IAC có bằng nhau không?
Hoa muốn cắt một tấm bìa hình chữ nhật có kích thước bằng 112 cm và 140cm.Hoa muốn cắt thành các mảnh nhỏ hình vuông bằng nhau sao cho tấm bìa được cắt hết không còn mảnh nào.Tính độ dài cạnh hình vuông có số đo là số đo lớn nhất.Và được bao nhiêu hình vuông như vậy?
a) Kể tên các góc có trong hình vẽ trên, những góc nào có số đo bằng 0 60 ? b) Điểm D có nằm trong góc ABC không? Điểm C có nằm trong góc ACB không ? c) Em hãy dự đoán số đo góc ABD và sử dụng thước đo góc để kiểm tra lại dự đoán của mình?