Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm hai quá trình: sản sinh văn bản và lĩnh hội văn bản.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm ba quá trình: sản sinh văn bản, truyền tải văn bản và lĩnh hội văn bản.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đọc các câu hỏi (mục 1. 2 SGK trang 15) và thực hiện các yêu cầu:
a. Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
b. Hoàn cảnh tiến hành hoạt động giao tiếp là gì?
c. Nội dung giao tiếp
d. Mục đích giao tiếp
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn bản có gì nổi bật.
Viết bản tin (khoảng 200 chữ, có thể sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) về ngày 20 tháng 11 ngày nhà giáo Việt Nam. (Chú ý đánh dấu những câu sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ )
Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr. 21).
a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
Văn bản nào sau đây là sản phẩm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
A. Một bài thơ
B. Một bài báo
C. Một câu chuyện kể
D. Một mẩu đối thoại
Điền vào chố trống: Đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích là những yếu tố quy định cách chọn lựa............................làm cho văn bản thống nhất.
A. Từ ngữ, biện pháp tu từ, ý chính trong câu.
B. Từ ngữ, đặt câu và liên kết các câu văn.
C. Từ ngữ, đặt câu và liên kết các đoạn văn.
D. Từ ngữ, biện pháp tu từ, đặt câu trong các đoạn văn.
Đọc đoạn văn bản (mục 1. 1 SGK trang 14) và trả lời câu hỏi:
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Trong giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp là gì?
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoan trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…).
(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)