Cho các dữ liệu sau:
1. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
2. Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại.
3. Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.
4. Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài.
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.
A. 3,1,4,2.
B. 1,3,4,2.
C. 1,2,4,3.
D. 4,1,3,2.
Dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế tự nhiên ở Nhật Bản vào đầu thế kỉ XIX là:
A. đời sống nhân dân khổ cực
B. sưu thuế nặng nề
C. mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra
D. nông dân phải nộp tô trên 50% số thu hoa lợi
Dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế tự nhiên ở Nhật Bản vào đầu thế kỉ XIX là:
A. đời sống nhân dân khổ cực
B. sưu thuế nặng nề
C. mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra
D. nông dân phải nộp tô trên 50% số thu hoa lợi
Ý nào sau đây không đúng với tình hình kinh tế ở các thành thị, hải cảng của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Kinh tế hàng hóa phát triển
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiêu
C. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong các hoạt động kinh tế
D. Những mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
Cho đoạn dữ liệu sau:
(1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.
(2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại.
(3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh.
(4) Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
Hãy sắp xếp các đoạn dữ kiện theo thứ tự thời gian các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau năm 1945.
A. 4, 1, 3, 2
B. 1, 2, 4, 3.
C. 1, 3, 4, 2.
D. 3, 1, 4, 2
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, kinh tế hàng hóa ở Nhật Bản phát triển ở
A. nông thôn
B. thành thị, hải cảng
C. thành thị, nông thôn
D. thành thị, nông thôn, hải cảng
Tình hình kinh tế ở các thành thị, hải cảng của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có đặc điểm gì?
A. Chưa xuất hiện các công trường thủ công
B. Kinh tế hàng hóa kém phát triển
C. Nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong các hoạt động kinh tế
D. Những mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.
Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…
Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.
Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật.
B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.
Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự kiện
A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.