Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ở châu Âu là quá trình
A.công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu.
B. hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân.
C. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công.
D. hình thành nền tảng kinh tế của của chủ nghĩa tư bản.
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Anh có sự thay đổi như thế nào trong thứ hạng phát triển sản xuất công nghiệp trên thế giới?
A. Từ vị trí thứ 2 lên vị trí thứ 1.
B. Từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ 1.
C. Từ vị trí thứ 1 xuống vị trí thứ 2.
D. Từ vị trí thứ 1 xuống vị trí thứ 3.
Câu 1. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
Câu 2. Xu thế toàn cầu hóa tác động tới những quốc gia nào?
A.Các quốc gia kém phát triển B. Các quốc gia đang phát triển
C. Các quốc gia phát triển. D. Tất cả các quốc gia trên thế giới
Câu 3. Nguồn gốc chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là gì?
A. Do sự bùng nổ dân số từ sau chiến tranh thế giới 2.
B. Do sự kế thừa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII.
C. Do tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt sau chiến tranh thế giới 2.
D. Để đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.
Câu 4. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX là?
A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc.
Câu 5. Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Gây ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.
C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.
D. Gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.
Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp
Câu 9. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là quan trọng nhất trong các cuộc cách mạng công nghiệp là vì cuộc cách mạng này đã
A. thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
B. dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới, mở rộng thị trường toàn cầu.
C. thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới điện xoay chiều và phổ biến máy tính kĩ thuật số.
D. mở ra kỷ nguyên công nghệ thông tin sử dụng máy tính kĩ tuật số và lưu hồ sơ kĩ thuật số.
Đâu KHÔNG phải là nguyên nhân khiến nước Anh bị tụt hạng về sản xuất công nghiệp trên thế giới?
A. Gây chiến tranh xâm lược nhiều nên bị thiệt hại nặng nề.
B. Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm nên khoa học kỹ thuật đã bị lạc hậu.
C. Tư bản Anh chủ yếu đầu tư vốn ra các nước thuộc địa để kiếm lời cao.
D. Do các nước Mỹ, Đức có sự phát triển kinh tế rất mạnh mẽ.
Chủ đề: các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
1.Thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.
– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
– Nêu được ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.
2.Thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.
– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
– Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
– Nêu được ý nghĩa, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư.
– Có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.HELP ME !!!!
Kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế dựa trên sự phát triên chăn nuôi và sản xuất lúa mì để phục vụ thị trường công nghiệp. Đó là đặc điểm kinh tế ở miền nào của nước Mĩ giữa thế kỉ XIX?
A. Miền Đông và miền Tây
B. Miền Bắc và miền Tây
C. Miền Nam và miền Bắc
D. Miền Nam và miền Tây
Cuối thập niên 70 thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ mấy trong số các nước tư bản
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư