Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
A. Cam-pu-chia, Miến Điện, Phi-líp-pin.
B. Việt Nam, Lào và Xiêm.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. In-đô-nê-xi-a, Lào, Mã Lai.
Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân Anh?
A. Miến Điện và Xiêm.
B. Việt Nam và Lào.
C. Miến Điện và Mã Lai.
D. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của:
A. Pháp
B. Anh
C. Hà Lan
D. Tây Ban Nha
Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa của
A. thực dân Pháp.
B. đế quốc Mĩ.
C. thực dân Hà Lan.v
D. phát xít Nhật.
Mục đích của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khai hóa văn minh cho Việt Nam – một nước phong kiến lạc hậu
B. Biến Việt Nam thành nơi cung cấp tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt để làm giàu cho nước Pháp
C. Mang lại nguồn lợi cho cả Pháp và Việt Nam
Hãy nêu những nét lớn trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
A. Nhật.
B. Anh.
C. Đức.
D. Áo – Hung
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc có hệ thống thuộc địa rộng lớn là:
A. Mĩ, Nhật
B. Đức, I-ta-li-a
C. Anh, Pháp
D. Pháp, Mĩ
Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì
A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa
B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ
C. Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu
D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác