Sơ đồ phản ứng: ZnO, CuO → C Zn, Cu
Zn + 2HCl → Zn Cl 2 + H 2
n H 2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
n Zn = 0,1 mol
Theo đề bài, ZnO, CuO có tỷ lệ số mol là 1:1 nên Zn và Cu cũng có tỉ lệ số mol 1:1
=> n Cu = n Zn = 0,1 mol
m CuO = 8g; m ZnO = 8,1g
Sơ đồ phản ứng: ZnO, CuO → C Zn, Cu
Zn + 2HCl → Zn Cl 2 + H 2
n H 2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
n Zn = 0,1 mol
Theo đề bài, ZnO, CuO có tỷ lệ số mol là 1:1 nên Zn và Cu cũng có tỉ lệ số mol 1:1
=> n Cu = n Zn = 0,1 mol
m CuO = 8g; m ZnO = 8,1g
Cho 20,16 lít khí CO phản ứng với một lượng oxit MxOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 25,2 gam kim loại M và hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí X qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra m gam kết tủa và có 6,72 lít khí thoát ra. Hòa tan hoàn toàn lượng kim loại trên trong dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 10,08 lít khí H2. Xác định công thức oxit và tính m. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Nung nóng một thời gian hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt (Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit thành kim loại) được m gam hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hoàn toàn với dd KOH dư thu được 10,08 lít khí đktc và có 29,52 gam chất rắn không tan. Hòa tan hoàn toàn phần thứ 2 bằng dd H2SO4 đặc nóng, dư được 19,152 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch C. Cho dd C tác dụng hoàn toàn với dd NH3 dư, lấy toàn bộ lượng kết tủa tạo thành đem nung đến khối lượng không đổi thu được 65,07 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt và tính giá trị của m.
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
Nung nóng 19,15 gam hỗn hợp CuO và PbO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có oxi để oxit kim loại bị khử hết. Toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca OH 2 dư, phản ứng xong người ta thu được 7,5 gam chất kết tủa màu trắng. Tính khối lượng cacbon cần dùng cho phản ứng khử các oxit (Cho biết Cu : 64 ; Pb : 207.)
Khử hoàn toàn 2,784 gam một oxit kim loại bằng 1,344 lít CO (đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20,4. Lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư thu được 806,4 ml H2(đktc). Xác định công thức của oxit kim loại đã dùng?
Nung nóng 19,15 gam hỗn hợp CuO và PbO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có oxi để oxit kim loại bị khử hết. Toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca OH 2 dư, phản ứng xong người ta thu được 7,5 gam chất kết tủa màu trắng. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Hỗn hợp X gồm kim loại Al và oxit FexOy. Nung m gam X trong điều kiện không có không khí, khi đó xảy ra phản ứng: 2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe
Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành ba phần:
– Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng thu được 1,68 lít khí H2 và 12,6 gam chất rắn không tan.
– Phần 2: cho tác dụng với H2SO4 (đặc, nóng, lấy dư), sau phản ứng thu được 27,72 lít khí SO2 và dung dịch Z có chứa 263,25 gam muối sunfat.
– Phần 3: có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 8,05 gam.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đều đo ở đktc.
a) Tính m
b) Xác định công thức phân tử của oxit FexOy
Hỗn hợp X gồm CuO, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp X cần dùng vừa hết
450 gam dung dịch HCl 7,3%.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp X.
b. Cho 27,2 gam X tác dụng với một lượng dư khí CO nung nóng thu được m gam kim
loại. Tính giá trị m.
Để tác dụng hết với 35,7 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al ở dạng bột, nung nóng cần vừa đủ 21,84 lít khí Cl2. Mặt khác, khi cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 4,48 lít khí H2. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Biết thể tích các khí đó ở đktc.