Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), giới cầm quyền Đức đã
A. thực hiện các cải cách kinh tế: đổi mới quá trình sản xuất, tổ chức quản lý,...
B. thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
D. tiếp tục duy trì chế độ cộng hòa tư sản đại nghị.
Tại sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Có thuộc địa, có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa.
B. Không có hoặc có rất ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hẹp.
C. Ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
D. Phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân các nước Đức, Italia, Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ.
Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật
B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân
C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
D. Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ
Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?
A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài
B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước
D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước
Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
B. Áp dụng “Chính sách mới”.
C. Tăng lương cho người lao động.
D. Hỗ trợ người nghèo, dân chủ hóa lao động.
Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
B. Áp dụng “Chính sách mới”.
C. Tăng lương cho người lao động.
D. Hỗ trợ người nghèo và dân chủ hóa lao động.
Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách mới”.
B. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
C. Thực hiện dân chủ hóa lao động.
D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với kinh tế - xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa không phải là:
A. tàn phá nặng nề nền kinh tế
B. hàng chục triệu công nhân thất nghiệp
C. nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn
D. gây ra những hậu quả nghiêm trọng về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,...
Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng cách nào?
A. Tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội
B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít
C. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân
D. Mở rộng giao lưu kinh tế với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới