Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kiệt Nguyễn

Đề mình tổng hợp cho các bạn thi hsg toán 9.

+) Yêu cầu:

Thứ nhất: Các bạn trả lời phải ghi rõ bài của mình làm là bài mấy ý mấy?

Ví dụ: Bài 1: Giải:....

Thứ hai: Bài được chọn là bài làm đúng nhất và nhanh nhất. Nếu cách khác chậm hơn vẫn được chọn.

+) Giải thưởng: Quản lí cam kết tài trợ GP: Số lượng mỗi ý đúng là 1 GP . Tổng số GP tài trợ là > 12

Đề bài: 

Câu 1:

a) Cho \(x=1+\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}\). Tính giá trị của biểu thức: \(A=x^5-4x^4+x^3-x^2-2x+2019\)

b) Cho \(x=\sqrt[3]{2+2\sqrt{3}}+\sqrt[3]{2-2\sqrt{3}}-1\). Tính giá trị biểu thức \(P=x^3\left(x^2+3x+9\right)^3\)

Câu 2:

a) Giải phương trình \(\frac{\left(x-4\right)\sqrt{x-2}-1}{\sqrt{4-x}+x-5}=\frac{2+\left(2x-4\right)\sqrt{x-2}}{x-1}\)

b) Giải hệ phương trình \(\hept{\begin{cases}\sqrt{x+1}+\sqrt{x+2}+\sqrt{x+3}=\sqrt{y-1}+\sqrt{y-2}+\sqrt{y-3}\\x^2+y^2=10\end{cases}}\)

Câu 3:

a) Cho hai đa thức \(f\left(x\right)=\frac{1}{x}+\frac{1}{x-2}+\frac{1}{x-4}+...+\frac{1}{x-2018}\)và \(g\left(x\right)=\frac{1}{x-1}+\frac{1}{x-3}+\frac{1}{x-5}+...+\frac{1}{x-2017}\)

Chứng minh rằng :\(\left|f\left(x\right)-g\left(x\right)\right|>2\)với x là các số nguyên thỏa mãn 0 < x < 2018

b) Cho m, n là hai số nguyên dương lẻ sao cho \(n^2-1\)chia hết cho \(\left|m^2-n^2+1\right|\). Chứng minh rằng \(\left|m^2-n^2+1\right|\)là số chính phương

c) Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình \(x\left(x+3\right)+y\left(y+3\right)=z\left(z+3\right)\)với điều kiện x, y là các số nguyên tố

d) Chứng minh rằng phương trình \(x^{15}+y^{15}+z^{15}=19^{2003}+7^{2003}+9^{2003}\)không có nghiệm nguyên

Câu 4:

a) Cho điểm A cố định thuộc trên đường tròn (O; R). BC là dây cung của đường tròn (O; R), BC di động và tam giác ABC nhọn. Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Tiếp tuyến tại B, C của đường tròn (O) cắt nhau ở G. Gọi S là giao điểm của GD và EF. Chứng minh rằng đường thẳng SH luôn đi qua một điểm cố định.

b) Cho tam giác ABC vuông tại C, D là chân đường cao vẽ từ C. Cho X là điểm bất kì thuộc đoạn thẳng CD (X khác C và D). Cho K là điểm trên đoạn thẳng AX sao cho BK = BC. Tương tự L là điểm trên đoạn thẳng BX sao cho AL = AC. Cho M là giao điểm của AL và BK. Chứng minh rằng MK = ML

Câu 5:

a)  Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn điều kiện a + b + c = 3. Chứng minh rằng:\(8\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)+9\ge10\left(a^2+b^2+c^2\right)\)

b) Cho tập hợp X = {0;1;2;...;14}. Gọi A là một tập hợp gồm 6 phần tử được lấy ra từ X. Chứng minh rằng trong các tập hợp con thực sự của A luôn tìm được hai tập có tổng các phần tử bằng nhau . (Tập hợp con thực sự của tập Y là tập con của Y khác tập rỗng và khác Y)

P/s: Đề bài tổng hợp có gì sai sót mong các bạn góp ý  và bổ sung  không cãi nhau; spam gây mất trật tự. 

zZz Cool Kid_new zZz
1 tháng 9 2020 lúc 11:15

Góp ý của anh là câu hình em chọn những câu mà có các ý nhỏ hơn để gợi ý cho các ý khác em nha =))

sol nhẹ vài bài

\(x\left(x+3\right)+y\left(y+3\right)=z\left(z+3\right)\)

\(\Leftrightarrow x\left(x+3\right)=\left(z-y\right)\left(z+y+3\right)\) 

Khi đó \(z-y⋮x;z+y+3⋮x\)

Nếu \(z-y⋮x\Rightarrow z-y\ge x\Rightarrow z+y+3\ge x+2y+3>x+3\) 

Trường hợp này loại

Khi đó \(z+y+3⋮x\) Đặt \(z+y+3=kx\Rightarrow x\left(x+3\right)=\left(z-y\right)kx\Rightarrow x+3=k\left(z-y\right)\)

Mặt khác \(\left(x+y\right)\left(x+y+3\right)=x\left(x+3\right)+y\left(y+3\right)+2xy>z\left(z+3\right)\)

\(\Rightarrow z< x+y\)

Giả sử rằng \(x\ge y\) Mà \(z\left(z+3\right)>x\left(x+3\right)\Rightarrow z>x>y\) mặt khác \(kx>z>x\Rightarrow k>1\)

Ta có:\(kx< \left(x+y\right)+y+3=x+2y+3\le3x+3< 4x\Rightarrow k< 4\Rightarrow k\in\left\{2;3\right\}\)

Xét \(k=2\Rightarrow z+y+3=2x\Rightarrow z=2x-y-3\) và  \(x\left(x+3\right)=\left(z-y\right)2x\Leftrightarrow x+3=2z-2y\)

\(\Leftrightarrow x+3=4x-2y-6-2y\Leftrightarrow4y=3x-3\Rightarrow y⋮3\Rightarrow y=3\) tự tìm x;z

\(k=3\Rightarrow z+y+3=3x\Rightarrow z=3x-y-3\) và \(x\left(x+3\right)=\left(z-y\right)3x\Leftrightarrow x+3=3z-3y\Leftrightarrow x+3=3\left(3x-y-3\right)-3y\)

\(\Leftrightarrow x+3=9x-3y-9-3y\Leftrightarrow8x-12=6y\Leftrightarrow4x-4=3y\Rightarrow y=2\Rightarrow x=\frac{5}{2}\left(loai\right)\)

Vậy.............

Khách vãng lai đã xóa
Trí Tiên亗
1 tháng 9 2020 lúc 13:25

Bài 1 : Giải :

a) Ta có : \(x=1+\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}\)

\(\Rightarrow x.\left(1-\sqrt[3]{2}\right)=\left(1-\sqrt[3]{2}\right)\left(1+\sqrt[3]{2}.1+\sqrt[3]{2^2}\right)\)

\(\Rightarrow x-x\sqrt[3]{2}=1^3-\left(\sqrt[3]{2}\right)^3=-1\)

\(\Rightarrow x+1=x\sqrt[3]{2}\)

\(\Rightarrow\left(x+1\right)^3=2x^3\)

\(\Rightarrow x^3-3x^2-3x-1=0\)

Khi đó ta có : \(A=x^5-4x^4+x^3-x^2-2x+2019\)

\(=x^5-3x^4-3x^3-x^2-x^4+3x^3+3x^2+x+x^3-3x^2-3x-1+2020\)

\(=x^2.\left(x^3-3x^2-3x-1\right)-x.\left(x^3-3x^2-3x-1\right)+\left(x^3-3x^2-3x-1\right)+2020\)

\(=2020\)

P/s : Tạm thời xí câu này đã tối về xí tiếp nha :))

Khách vãng lai đã xóa

Bài 3

d, Giả sử tồn tại thỏa mãn

\(x^{15}+y^{15}+z^{15}=19^{2003}+7^{2003}+9^{2003}\)

Ta có 

\(+)19\equiv1\left(mod9\right)\)\(\Rightarrow19^{2003}\equiv1\left(mod9\right)\left(1\right)\)

\(+)7\equiv7\left(mod9\right)\)\(\Rightarrow7^3\equiv1\left(mod9\right)\)\(\Rightarrow7^{3.667}.7^2\equiv1.7^2\left(mod9\right)\)\(\Rightarrow7^{2003}\equiv4\left(mod9\right)\left(2\right)\)

\(+)9\equiv0\left(mod9\right)\)\(\Rightarrow9^{2003}\equiv0\left(mod9\right)\left(3\right)\)

Từ \(\left(1\right);\left(2\right);\left(3\right)\Rightarrow19^{2003}+7^{2003}+9^{2003}\equiv5\left(mod9\right)\)

\(\Rightarrow19^{2003}+7^{2003}+9^{2003}\div9dư5\left(4\right)\)

Lại có: \(x^{15}+y^{15}+z^{15}=\left(x^5\right)^3+\left(y^5\right)^3+\left(z^5\right)^3\)

Mà lập phương của 1 số khi chia cho 9 thì chỉ dư 0,1,8

\(\Rightarrow\left(x^5\right)^3+\left(y^5\right)^3+\left(z^5\right)^3\div9\)dư 0:1;2;3;6;7;8\(\left(5\right)\)

Từ \(\left(4\right);\left(5\right)\Rightarrow\)phương trình \(x^{15}+y^{15}+z^{15}=19^{2003}+7^{2003}+9^{2003}\)vô nghiệm (đpcm)

Mik mới học lớp 7 nên chỉ làm được bài này thôi ^^

Khách vãng lai đã xóa
HD Film
1 tháng 9 2020 lúc 18:24

Câu 2:

b, \(\hept{\begin{cases}\sqrt{x+1}+\sqrt{x+2}+\sqrt{x+3}=\sqrt{y-1}+\sqrt{y-2}+\sqrt{y-3}\left(1\right)\\x^2+y^2=10\end{cases}}\)

\(\left(1\right)\Leftrightarrow\sqrt{x+1}-\sqrt{y-3}+\sqrt{x+2}-\sqrt{y-2}+\sqrt{x+3}-\sqrt{y-1}=0\)

\(\Leftrightarrow\left(x-y+4\right)\left(\frac{1}{\sqrt{x+1}+\sqrt{y-3}}+\frac{1}{\sqrt{x+2}-\sqrt{y-2}}+\frac{1}{\sqrt{x+3}-\sqrt{y-1}}\right)=0\)

Dễ thấy \(\frac{1}{\sqrt{x+1}+\sqrt{y-3}}+\frac{1}{\sqrt{x+2}-\sqrt{y-2}}+\frac{1}{\sqrt{x+3}-\sqrt{y-1}}>0\)nên \(x-y=-4\)

Hệ trở thành: \(\hept{\begin{cases}x-y=-4\\x^2+y^2=10\end{cases}}\)

Đến đây khá là dễ rồi, giải ra ta được: \(\left(x;y\right)\in\left\{\left(-1;3\right);\right\}\)(Đã loại trường hợp không thỏa mãn)

Khách vãng lai đã xóa
Inequalities
1 tháng 9 2020 lúc 18:37

Các bạn lưu ý đây là bài thi nên các bạn phải trình bày rõ ràng (dù là dễ mới có thể chấm đc nha) , các bạn xem đây là cuộc thi hsg cấp huyện , tỉnh và làm bài thật đúng, trình bày rõ ràng, logic 

Khách vãng lai đã xóa
zZz Cool Kid_new zZz
1 tháng 9 2020 lúc 19:03

Số khá dễ nhỉ

\(n^2-1⋮\left|m^2-n^2+1\right|\Rightarrow-\left(m^2-n^2+1\right)+m^2⋮\left|m^2-n^2+1\right|\Rightarrow m^2⋮\left|m^2-n^2+1\right|\)

Đặt \(m^2=k\left(m^2-n^2+1\right)=k\left[\left(m-n\right)\left(m+n\right)+1\right]=k\left[4\cdot\frac{m-n}{2}\cdot\frac{m+n}{2}+1\right]\)

Mặt khác:\(m^2=\left(\frac{m-n}{2}+\frac{m+n}{2}\right)^2\)

Đặt \(x=\frac{m-n}{2};y=\frac{m+n}{2}\Rightarrow m=x+y;n=x-y\Rightarrow x-y>0\Rightarrow x>\left|y\right|\) Khi đó ta có được: \(\left(x+y\right)^2=k\left(4xy+1\right)\Leftrightarrow x^2-2\left(2k-1\right)xy+\left(y^2-k\right)=0\)

Gọi nghiệm thứ 2 của phương trình là x1 

Theo Viete ta dễ có: \(x_1+x=2\left(2k-1\right);xx_1=y^2-k\)

TH1: x1 > 0

Ta có:\(y^2-k=xx_1>\left|y\right|^2=y^2\Rightarrow k< 0\Rightarrow x_1+x< 0\) ( Vô lý )

TH2: x1 < 0

Khi đó: \(y^2-k=xx_1< 0\Rightarrow k>y^2>0\Rightarrow4xy+1>0\Rightarrow y>0\)

\(k=x_1^2-2\left(2k-1\right)x_1y+y^2=x_1^2+2\left(2k-1\right)\left|x_1\right|y+y^2>2\left(2k-1\right)\left|x_1\right|y\ge2\left(2k-1\right)>k\)

Điều này vô lý 

Khi đó x1=0 như vậy k = y2  => \(m^2-n^2+1=\frac{m^2}{k}=\frac{m^2}{y^2}=\left(\frac{m}{y}\right)^2\) là số chính phương

Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Khanh Linh
1 tháng 9 2020 lúc 20:24

Làm bài hình đỡ bị đụng....! Hình bạn có thể tự phác hoặc vào thống kê hỏi đáp của mình để xem hình

Bài 4: Giải:

b)

Vẽ AI _|_ BX tại I, AI cắt CD tại T

\(\Delta\)TAB có TD,BI là 2 đường cao cắt nhau tại X => X là trực tâm tam giác TAB

=> AX _|_TB

Gọi S là giảo của AX và TB

\(\Delta\)ACB vuông tại C, CD là đường cao => AC2=AD.AB

Mà AC=AL (gt) nên AL2=AD.AB

Ta có \(\frac{AD}{AT}=\frac{AI}{AB}\left(=\cos\widehat{BAI}\right)\Rightarrow AD\cdot AB=AL\cdot AT\)

Nên AI.AT=AL2

Ta có \(\Delta AIL~\Delta ALT\left(c.g.c\right)\Rightarrow\widehat{ALT}=\widehat{AIL}=90^o\)

\(\Delta\)TLA vuông tại L có LT là đường cao => TL2=TL.TA

Tương tự có: TK2=TS.TB mà \(\frac{TI}{TB}=\frac{TS}{TA}\left(=\cos\widehat{ATS}\right)\)

=> TB.TS=TI.TA

Do đó TK2=TL2 => TK=TL

\(\Delta KMT=\Delta LMT\)(cạnh huyền-góc vuông) => MK=ML (đpcm)

Khách vãng lai đã xóa
Inequalities
1 tháng 9 2020 lúc 20:28

Bạn withshi làm đúng nhưng sao bạn ý lại làm giống ko sai 1 chữ trong tài liệu mình lấy để ra đề. Trí nhớ siêu phàm. Bạn giỏi vler

Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Khanh Linh
1 tháng 9 2020 lúc 20:39

Câu 1: b) \(x=\sqrt[3]{2+2\sqrt{3}}+\sqrt[3]{2-2\sqrt{3}}-1\)\(\Leftrightarrow x+1=\sqrt[3]{2+2\sqrt{3}}+\sqrt[3]{2-2\sqrt{3}}\)

\(\Rightarrow\left(x+1\right)^3=4-6\left(x+1\right)\Rightarrow x^3+3x^2+9x=-3\)

\(P=x^3\left(x^2+3x+9\right)^3=\left(x^3+3x^2+9x^2\right)^3=\left(-3\right)^3=-27\)

Câu 2: a) Điều kiện XĐ: \(x\ge2;\sqrt{4-x}+x-5\ne0\)Khi đó, phương trình tương đương

\(\frac{\left(x-2\right)\sqrt{x-2}-2\sqrt{x-2}-1}{\sqrt{4-x}+x-5}=\frac{2[\left(x-2\right)\sqrt{x-2}-1]}{x-1}\)

\(\Leftrightarrow\frac{\left(\sqrt{x-2}+1\right)\left(x-3-\sqrt{x-2}\right)}{\sqrt{4-x}+x-5}=\frac{2\left(\sqrt{x-2}+1\right)\left(x-1-\sqrt{x-2}\right)}{x-1}\)

\(\Leftrightarrow\frac{x-3-\sqrt{x-2}}{\sqrt{4-x}+x-5}=\frac{2\left(x-1-\sqrt{x-2}\right)}{x-1}\)

Bớt 1 ở 2 vế: \(\frac{2-\sqrt{x-2}-\sqrt{4-x}}{\sqrt{4-x}+x-5}=\frac{x-1-2\sqrt{x-2}}{x-1}\)

Để ý vế phải không âm (do \(\frac{\left(\sqrt{x-2}-1\right)^2}{x-1}\ge0)\)

Ta chứng minh vế trái không dương. Thật vậy, theo BĐT Cauchy-Schwa ta có\(\sqrt{x-2}+\sqrt{4-x}\le\sqrt{2\left(x-2+4-x\right)}=2\)

Lại để ý với mọi số thực a, \(a^2-a+1>\left(a-\frac{1}{2}\right)^2\)tức a2 +1>a. Áp dụng kết quả này ta lại có \(\sqrt{4-x}+x=4-x+1+x=5\)nên mẫu số luôn âm 

Vậy đẳng thức giữa 2 vế xảy ra khi và chỉ khi \(\hept{\begin{cases}x-2=4-x\\\sqrt{4-x}=1\\\left(\sqrt{x-2}-1\right)^2=0\end{cases}\Rightarrow x=3}\)

Vậy x=3 là nghiệm của phương trình

Khách vãng lai đã xóa
zZz Cool Kid_new zZz
1 tháng 9 2020 lúc 22:48

Một lời giải khác cho câu 4b, vào TKHĐ để xem hình ảnh

Khách vãng lai đã xóa
Trí Tiên亗
2 tháng 9 2020 lúc 9:35

Câu 2 :

a) Cách khác ( Hơi trâu bò ) :

\(ĐKXĐ:2\le x\le4\)

Phương trình đã cho tương đương :

\(\frac{\left(4-x\right)\sqrt{x-2}+1}{-\sqrt{4-x}+5-x}=\frac{2+2\left(2x-4\right)\sqrt{x-2}}{x-1}\)

Đặt \(\sqrt{x-2}=a,\sqrt{4-x}=b.\left(a,b\ge0\right)\)

\(\Rightarrow a^2+b^2=2\). Khi đó phương trình trở thành :

\(\frac{b^2a+1}{b^2-b+1}=\frac{2+2a^3}{a^2+1}\)

\(\Leftrightarrow\left(a^2+1\right)\left(b^2a+1\right)=\left(2+2a^3\right)\left(b^2-b+1\right)\)

\(\Leftrightarrow a^3\left(b^2-2b+1\right)+\left(b-1\right)^2+b^2+a^3-a^2-b^2a=0\)

\(\Leftrightarrow\left(a^3+1\right)\left(b-1\right)^2+2.\left(a-1\right)^2\left(a+1\right)=0\)

Dấu "=" xảy ra \(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}a-1=0\\b-1=0\end{cases}\Leftrightarrow}x=3\) ( Thỏa mãn )

Vậy pt có nghiệm duy nhất \(x=3\)

Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Khanh Linh
2 tháng 9 2020 lúc 10:22

Shi không thấy bạn nào làm câu 5. Xin phép làm...!?

Giải: a) Không mất tính tổng quát giả sử a là số lớn nhất trong 3 số trên. Từ giả thiết a+b+c=3 => 1 =<a<3

BĐT cần chứng minh tương đương với \(8\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)+42\left(a+b+c\right)-117\ge10\left(a^2+b^2+c^2\right)\)

Hay \(\left(-10b^2+42b+\frac{8}{b}-\frac{69}{2}\right)+\left(-10c^2+42c+\frac{8}{c}-\frac{69}{2}\right)\ge10a^2-42a+\frac{8}{a}+48\)

Hay \(\frac{\left(2b-1\right)^2\left(16-5b\right)}{b}+\frac{\left(2c-1\right)^2\left(16-5c\right)}{c}\ge\frac{\left(a-2\right)^2\left(20a-4\right)}{a}\)

Theo BĐT Bunhiacopxki dạng phân thức ta có:

\(\frac{\left(2b-1\right)^2\left(16-5b\right)}{b}+\frac{\left(2c-1\right)^2\left(16-5c\right)}{c}=\frac{\left(2b-1\right)^2}{\frac{b}{16-5b}}+\frac{\left(2c-1\right)^2}{\frac{c}{16-5c}}\)\(\ge\frac{\left(2b+2c-a\right)^2}{\frac{b}{16-5b}+\frac{c}{16-5c}}=\frac{4\left(a-2\right)^2}{\frac{b}{16-5b}+\frac{c}{16-5c}}\)

Ta cần chứng minh \(\frac{4\left(a-2\right)^2}{\frac{b}{16-5b}+\frac{c}{16-5c}}\ge\frac{\left(a-2\right)^2\left(20a-4\right)}{a}\)  \(\Leftrightarrow\frac{\left(a-2\right)^2}{\frac{b}{16-5b}+\frac{c}{16-5c}}\ge\frac{\left(a-2\right)^2\left(5a-1\right)}{a}\)

Thật vậy \(a\ge b;a\ge c\)nên ta có \(\frac{b}{16-5b}+\frac{c}{16-5c}\le\frac{b}{16-5a}+\frac{c}{16-5a}\)

Cho nên \(\frac{\left(a-2\right)^2}{\frac{b}{16-5b}+\frac{c}{16-5c}}\ge\frac{\left(a-2\right)^2}{\frac{3-a}{16-5a}}=\frac{\left(a-2\right)^2\left(16-5a\right)}{3-a}\)

Đến đây ta cần chỉ ra \(\frac{\left(a-2\right)^2\left(16-5a\right)}{3-a}\ge\frac{\left(a-2\right)^2\left(5a-1\right)}{a}\)

Đánh gia trên tương đương với \(\left(a-2\right)^2\left(16-5a\right)a\ge\left(3-a\right)\left(a-2\right)^2\left(5a-1\right)\)

Hay \(3\left(a-2\right)^2\ge0\)luôn đúng với mọi a

Dấu "=" xảy ra khi \(a=2;b=c=\frac{1}{2}\)và các hoán vị của chúng

Cre: Quang Bắc

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đồng Tính Thì Đã Sao
Xem chi tiết
Trần Anh Tuấn
Xem chi tiết
Kolima
Xem chi tiết
fan FA
Xem chi tiết
Channel Đu Đủ
Xem chi tiết
Phạm Minh Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Huệ Lam
Xem chi tiết
Trương Trọng Tiến
Xem chi tiết
Gae Song
Xem chi tiết