Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở A và B, trong phân tử đều chứa C, H, O và có số nguyên tử hidro gấp đôi số nguyên tử cacbon. Nếu lấy cùng số mol A hoặc B phản ứng hết với Na thì đều thu được V lít H2. Còn nếu hidro hóa cùng số mol A hoặc B như trên thì cần tối đa 2V lít H2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Cho 22,8 gam X phản ứng với Na dư, thu được 3,92 lít H2 (đktc). Mặt khác 22,8 gam X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 22,8 gam X cần V lít (đktc) O2. Giá trị của V gần nhất với
A. 26.
B. 30.
C. 28.
D. 32.
Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A. không no (chứa một nối đuôi C=C), hai chức
B. no, hai chức
C. no, đơn chức
D. không no (chứa một nối đôi C=C) , đơn chức
Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 1 ancol và 1 muối. Cho lượng ancol thu được ở trên tác dụng hết với Na, tạo ra 0,168 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn lượng X ở trên, thu được 7,75 gam sản phẩm gồm CO2 và H2O. Công thức cấu tạo của 2 chất trong X là
A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7.
B. C2H5COOH và C2H5COOC2H5.
C. HCOOC3H7 và C3H7OH.
D. CH3COOH và CH3COOC3H7.
Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H 2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H 2 có số mol bằng một nửa số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức
B. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức
C. no, đơn chức
D. no, hai chức.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A gồm Al và Fe x O y (trong điều kiện không có không khí) được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp B rồi chia thành hai phần.
- Phần 1 : có khối lượng 4,83 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO 3 dư, đun nóng thu được dung dịch C và 1,232 lít NO (sản phẩm khử duy nhất).
- Phần 2 : tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 1,008 lít H 2 và còn lại 7,56 gam chất rắn.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc. Công thức Fe x O y là
A. Fe 3 O 4
B. FeO
C. Fe 2 O 3
D. FeO hoặc Fe 3 O 4
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A gồm Al và Fe x O y (trong điều kiện không có không khí) được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp B rồi chia thành hai phần.
Phần 1 : có khối lượng 10,2 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO 3 dư, đun nóng thu được dung dịch C và 2,912 lít NO (sản phẩm khử duy nhất).
Phần 2 : tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,672 lít H 2 đktc và còn lại 2,52 gam chất rắn.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc. Công thức Fe x O y là
A. Fe 3 O 4
B. FeO
C. Fe 2 O 3
D. FeO hoặc F Fe 3 O 4
Hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1). Cho X tác dụng với H2O dư thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,25V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X tương ứng là
A. 16 : 5.
B. 5 : 16.
C. 1 : 2.
D. 5 : 8.
Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1). Cho X tác dụng với H 2 O (dư) thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H 2 S O 4 loãng (dư) thu được 0,25V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Xác định tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X.
Cho hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 13,44 lít khí (đktc).
Phần 2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc) và chất rắn C. Cho chất rắn C vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư được 6,72 lít H 2 (đktc). Công thức của oxit sắt là
A. FeO
B. Fe 2 O 3
C. Fe 3 O 4
D. không xác định được