Đáp án A
Hướng dẫn Dựa vào quy luật thế trên nhân thơm: Thực hiện phản ứng ankyl hóa sau đó là phản ứng nitro hóa thì sản phẩm sẽ ưu tiên vị trí thế para
Đáp án A
Hướng dẫn Dựa vào quy luật thế trên nhân thơm: Thực hiện phản ứng ankyl hóa sau đó là phản ứng nitro hóa thì sản phẩm sẽ ưu tiên vị trí thế para
Để điều chế được m-nitrotoluen từ benzene thì người ta tiến hành theo cách nào sau đây
A. Bước 1: ankyl hóa; bước 2: nitro hóa.
B. Bước 1: nitro hóa; bước 2: ankyl hóa.
C. Thực hiện cả 2 bước đồng thời.
D. Bước 1: nitro hóa; bước 2: khử nhóm – NO2
Tiến hành thí nghiệm điều chế nitrobenzen theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cho 29 ml HNO3 đặc và 25 ml H2SO4 đặc vào bình cầu 3 cổ có lắp sinh hàn, phễu nhỏ giọt và nhiệt kế rồi làm lạnh hỗn hợp đến 30oC.
- Bước 2: Cho từng giọt benzen vào hỗn hợp phản ứng, đồng thời lắc đều và giữ nhiệt độ ở 60oC trong 1 giờ.
- Bước 3: Để nguội bình, sau đó rót hỗn hợp phản ứng vào phễu chiết, tách bỏ phần axit ở dưới sau đó chưng cất ở 210oC thì thu được nitrobenzen.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Mục đích của sinh hàn là để tăng hiệu suất của phản ứng
B. Lắc đều hỗn hợp phản ứng để tăng khả năng tiếp xúc của các chất phản ứng
C. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm chất hút nước
D. Trong bước 3, chưng cất ở 210oC để loại nước và thu lấy nitrobenzen
Số gốc ankyl hóa trị I tạo ra từ isopentan là :
A. 6
B. 3
C. 4.
D. 5.
Thực hiện phản ứng brom hóa aren (ankyl benzen) X trong (Fe, t°) thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất trong đó brom chiếm 43,243% về khối lượng. Vậy aren X là:
A. p-xilen.
B. toluen.
C. o-xilen
D. benzen.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot (màu vàng nhạt) vào ống nghiệm đựng sẵn 2ml dung dịch hồ tinh bột (không màu) và để trong thời gian 2 phút ở nhiệt độ thường.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (không để sôi) khoảng 1 – 2 phút.
Bước 3: Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nguội khoảng 5 – 6 phút.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 1 và bước 3, dung dịch đều có màu xanh tím
B. Ở bước 1, sau khi để hỗn hợp trong thời gian 2 phút thì dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh tím
C. Sau bước 2, dung dịch bị mất màu do iot bị thăng hoa hoàn toàn
D. Sau bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa iot màu tím đen
Nitro hóa benzen được 14,1 gam hỗn hợp hai chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai chất nitro này được 0,07 mol nitơ. Hai chất nitro hóa đó là:
A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2
B. C6H4 (NO2)2 và C6H3 (NO2)3
C. C6H3(NO2) và C6H2(NO2)4
D. C6H2(NO2) và C6H(NO2)5
Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b) Phenol không tham gia phản ứng thế.
(c) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.
(d) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu xanh tím.
(e) Nguyên liệu để điều chế CH3CHO bằng phương pháp hiện đại để là C2H2.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Tiến hành phản ứng tráng bạc anđehit axetic với dung dịch AgNO3/NH3, người ta tiến hành các bước sau đây:
Bước 1: Rửa sạch các ống nghiệm bằng cách nhỏ vào mấy giọt kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng lại ống nghiệm bằng nước cất.
Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm trên 2 giọt dung dịch AgNO3 và 1 giọt dung dịch NH3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH3 đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 2 giọt dung dịch CH3CHO và đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn (hoặc nhúng trong cốc nước nóng 60oC vài phút), lúc này bạc tách ra và bám vào thành ống nghiệm phản chiếu như gương.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm tạo thành từ phản ứng tráng bạc của thí nghiệm trên gồm Ag, CH3COONH4 và NH4NO3
B. Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm chúng ta phải luôn lắc đều hỗn hợp phản ứng
C. Trong bước 1 có thể dùng NaOH để làm sạch bề mặt ống nghiệm do thủy tinh bị dung dịch NaOH ăn mòn
D. Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit bị hòa tan do tạo thành phức bạc [Ag(NH3)2]+
Phản ứng của benzen với chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa?
A. HNO 3 đặc / H 2 SO 4 đặc .
B. HNO 2 đặc / H 2 SO 4 đặc .
C. HNO 3 loãng / H 2 SO 4 đặc .
D. HNO 3 đặc .