Đâu là Chủ ngữ trong câu sau: Gió từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào làng.
điền tiếp vào ngững ý dưới đây để hoàn chỉnh ngững câu văn :
Sáng sớm tinh mơ , mặt biển phẳng lặng ....
Những tia nắng hình dẻ quạt đổ xuống trần gian...
Trên nền biển xanh thẫm , từng đàn hải âu bay vờn trên mặt biển...
Từng đợt sóng rì rào ....
Hàng phi lao rì rào trong gió ...
Đoạn văn dưới đây chưa hoàn thiện: “Mây từ các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuộn nhẵn nhụi và sạch sẽ…” (Ma Văn Kháng). Em cần thêm bao nhiêu dấu chấm để phân tách các câu trong đoạn trên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió
Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé !
1,qua bài đọc hương làng bài văn co em biết điều gì?
đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
1 / Từ mùi thơm thuộc loại từ nào?
a ) Động từ. b ) danh từ
c ) Số từ d ) Tính từ
Trong bài có bao nhiêu từ láy ?
A ) tám từ . đó là những từ....
B ) Chín từ. Đó là những từ....
C ) Mười từ . Đó là những từ...
D ) Mười một từ. Đó là những từ...
3 / Trong câu << Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất >> Chủ ngữ trong câu là gì ?
A ) Những mùi hương mộc mạc
B )Những mùi hương mộc mạc chân chất
C ) Những mùi hương
D ) Đó
4/ Câu bài trên thuộc kiểu câu gì ?
A ) Câu kể Ai là gì?
B ) Câu kể Ai thế nào?
C ) Câu kể Ai làm gì?
D ) Câu khiến
Mình sẽ tik cho
dấu phẩy trong các câu văn sau có tác dụng gì?khoanh vào í e chọn:Chiều chiều,hoa thiên lý cứ thoảng nhẹ đâu đây,lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến,rồi thoáng cái lại bay đi. a,Ngăn cách các bộ phận vị ngữ. b, Ngăn cách các vế câu ghép. c,Ngăn cách các trạng ngữ với bộ phận chính.
Gạch dưới những chủ ngữ của từng câu kể Ai là gì ? trng các đoạn sau. Chủ ngữ do danh từ hanh cụm danh từ tạo thành ?
a ) Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữ mẹ
Thơm thơm giọt xuống trên môi.
b ) Bông cúc là nắng là hoa
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Túc thệ, trái hồng là nắng của cây
1.Chủ ngữ trong câu: " Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình vơi bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau " là:
2. Xác định chủ ngũ và vị ngữ của từng câu:
a) Hôm nay là giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ.
b) Làng mặc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về.
Lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể theo những yêu cầu sau:
a) Câu hỏi của chủ ngữ hoặc vị ngữ.
b) Cấu tạo của chủ ngữ hoặc vị ngữ.