Lời giải:
Câu hỏi đúng cho bộ phận in đậm trong câu là: Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu ?
Lời giải:
Câu hỏi đúng cho bộ phận in đậm trong câu là: Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu ?
Điền chữ l hoặc n
Người con gái anh hùng
Chị Võ Thị Sáu quê ở quận Đất Đỏ, …ay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm …iên …ạc cho công an quận. Năm 1947, chị gia nhập đội công an xung phong. Nhiều …ần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí, …uồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để …ắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác. Có …ần, chị mai phục …ém …ựu đạn phá tan cuộc tập trung của địch. Trong một trận chiến đấu, không may, chị sa vào tay quân thù. Địch dùng mọi cực hình tra khảo nhưng vẫn không khuất phục được chị. Chúng đày chị ra Côn Đào và giết hại chị khi chị mới tròn 19 tuổi.
Ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để tập nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở
a) Quê em ở đâu ?
M : Quê em ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
(Hoặc : Quê em ở tận Hà Giang nhưng nơi em sinh ra và lớn lên lại là Hà Nội. Em muốn kể về khu Mỹ Đình của em ở Thủ đô thân yêu... )
b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
Đâu là câu hỏi đúng cho bộ phận in đậm trong câu sau:
Ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.
A. Ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi tên là gì?
B. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai người con gái như thế nào?
C. Trưng Trắc và Trưng Nhị ở đâu?
Gạch chân toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ?”
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội.
b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân đã lập đền thờ ở quê hương ông.
Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Chú ở bên Bác Hồ.
Chú Nga đi bộ đội
Sao lâu quá là lâu !
Nhớ chú, Nga thường nhắc :
- Chú bây giờ ở đâu ?
Chú ở đâu, ở đâu ?
Trường Sơn dài dằng dặc ?
Trường Sa đảo nổi, chìm ?
Hay Kon Tum, Đắk Lắk ?
Mẹ đỏ hoe đôi mắt
Ba ngước lên bàn thờ:
- Đất nước không còn giặc
Chú ở bên Bác Hồ.
- Trường Sơn: dãy núi cao chạy suốt miền Trung nước ta.
- Trường Sa: quần đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa
- Kon Tum, Đắk Lắk: hai tỉnh ở Tây Nguyên
Người được gia đình Nga nhắc đến trong bài thơ là ai ?
A. Chú của Nga
B. Bác Hồ
C. Những người chiến sĩ đã hi sinh
Đọc thơ sau và trả lời câu hỏi:
Về quê ngoại
Em về quê ngoại nghỉ hè,
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.
Gặp bà tưổi đã tám mươi,
Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.
Gặp trăng gặp gió bất ngờ,
Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
Bạn bè ríu rít tìm nhau
Qua con đường đất rực màu rơm phơi.
Nóng tre mát rợp vai người
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
Về thăm quê ngoại lòng em,
Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người:
Em ăn hạt gạo lâu rồi
Hôm nay mới gặp những người làm ra.
Những người chân đất thật thà
Em thương như thể thương bà ngoại em.
- Hương trời : ý nói mùi thơm của sen tỏa ngát trong không gian.
- Chân đất : ý nói người nông dân.
Bà ngoại của bạn nhỏ có đặc điểm gì ?
A. Bà ngoại đã 80 tuổi
B. Bà nửa quên nửa nhớ những chuyện ngày xưa
C. Cả a và b
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
a) Khi dừng chăn bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ, anh bộ đội đã nhớ về tuổi thơ ở quê hương.
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Làm gì?
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:
Cảnh đẹp non sông
Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
*Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
*Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
*Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
*Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
*Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
- Đồng Đăng : thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn.
- La đà : sà xuống thấp với dáng vẻ nhẹ nhàng lả lướt.
- Canh gà : tiếng gà gáy lúc trời sắp sáng.
- Nhịp chày Yên Thái : tiếng chày giã vỏ cây dó để làm giấy ở làng Yên Thái.
-Tây Hồ : Tức là Hồ Tây, ở Hà Nội
- Xứ Nghệ : vùng Ngệ An, Hà Tĩnh nói chung.
- Hải Vân : thuộc ngọn đèo cao nằm giữa tỉnh Thừa Thiên- Huế và thành phố Đà Nẵng.
- Nhà Bè : sông chảy giữa tỉnh Đồng Nai Và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đồng Tháp Mười : vùng đất trũng rộng lớn thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Lạng Sơn có những cảnh đẹp gì ?
A. Phố Kì Lừa
B. Chùa Tam Thanh
C. Nàng Tô Thị
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Hai Bà Trưng
1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời :
- Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
4. Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- Giặc ngoại xâm : giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm.
- Đô hộ : thống trị nước khác
- Luy Lâu : Vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Trẩy quân : đoàn quân lên đường
- Giáp phục : đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể.
- Phấn khích : phấn khởi, hào hứng.
A. Nín nhịn, không biết phải làm thế nào
B. Vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy
C. Sợ hãi trước tội ác dã man mà giặc gây ra