Sang đến thế kỉ XVII, đất Thuận Quảng được mở rộng thêm về phía nam. Năm 1611, Nguyễn Hoàng cho quân vượt đèo Cù Mồng chiếm thêm đấtt của Cham-pa, lập ra
A. phủ Phú Yên
B. phố Phan Rang
C. dinh Trấn Biên và Phiên Trấn
D. đặt ra phủ Gia Định
“Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai của các ……………..(a)………….. đã được các quý tộc và nhà thờ chiếm đoạt xong. Những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất của riêng mình – gọi là …………(b)………... Đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.”
Từ thích hợp điền vào vị trí (a) là:
A. Nông dân
B. Chủ nô Rô-ma cũ
C. Quý tộc người German
D. Ruộng đất bỏ hoang, không có chủ sở hữu.
Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hoá nhằm mục đích
A. sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh
B. thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh
C. thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh
D. củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam triều
Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở ra, nhiệm vụ còn lại của nghĩa quân Tây Sơn là
A. tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh
B. tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước
C. tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh
D. tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập Vương triều Tây Sơn
Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình ruộng đất ở Đàng Trong và Đàng Ngoài của Việt Nam nhu thế nào?
A. Ruộng đất cả hai đàng đều mở rộng, nhất là ở Đàng Trong
B. Ruộng đất Đàng Ngoài mở rộng hơn Đàng Trong
C. Ruộng đất Đàng Trong mở rộng, Đàng Ngoài bị thu hẹp
D. Ruộng đất cả hai đàng đều thu hẹp
Lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của chúa Nguyễn đã kéo dài đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau khi
A. Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai
B. họ Mạc ở Hà Tiên đã quyết định đưa vùng đất do mình cai quản về với chúa Nguyễn
C. toàn bộ phần đất còn lại của Cham-pa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong
D. người Việt và một bộ phận những người dân gốc Cham-pa, Chân Lạp đã hoàn thành việc khai hoang
Lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của chúa Nguyễn đã kéo dài đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau khi
A. Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai
B. họ Mạc ở Hà Tiên đã quyết định đưa vùng đất do mình cai quản về với chúa Nguyễn
C. toàn bộ phần đất còn lại của Cham-pa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong
D. người Việt và một bộ phận những người dân gốc Cham-pa, Chân Lạp đã hoàn thành việc khai hoang
Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền là
A. Vua Lê, chúa Trịnh
B. Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn
C. Nam triều – Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng Trong)
D. Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn
Cho các sự kiện:
1. Toàn bộ phần đất còn lại của Cham-pa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.
2. Nguyễn Phúc Tần mở rộng cương giới đến sông Phan Rang.
3. Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai, thiết lập xã, thôn, phường, ấp, khai khẩn đất hoang, lập thêm dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, đặt ra phủ Gia Định để quản lí.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 1, 3
B. 2, 3, 1
C. 3, 1, 2
D. 3, 2, 1