So sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?
A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.
Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (theo mẫu SGK, trang 138).
Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?
A. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
B. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
C. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
D. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp,...
Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?
A. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.
B. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu.
C. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.
D. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.
Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (SGK).
Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phát họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về dùng ngôn ngữ ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao…
Đoạn văn trên muốn nói tới đặc điểm nào của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Tính đa nghĩa
B. Tính thẩm mĩ
C. Tính cá thể
D. Tính truyền cảm
Đặc điểm ngôn ngữ nào sau đây không phải của văn bản văn học?
A. Giàu biện pháp tu từ, có tính thẩm mĩ cao.
B. Biểu hiện tư tưởng, cảm xúc của con người.
C. Có tính chính xác, khách quan, khoa học.
D. Mang tính biểu tượng và đa nghĩa.
Tìm hiểu và phân tích đặc điểm ngôn ngữ bắc bộ trong thơ văn. Cho ví dụ (1 bài văn và 2 bài thơ)