Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đào Thị Phúc

đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực nam á

 

Trương Minh Nghĩa
10 tháng 12 2021 lúc 7:59

- Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ti tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763-1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hướng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.

+ Từ sau ngày giành độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại (bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng,…) và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt.

+ Ấn Độ cùng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi, chính xác như điện tử, máy tính…

+ Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã từng đứng hàng thứ 10 thế giới. Sản lượng nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD, có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
12 tháng 12 2021 lúc 10:37

- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới. 

+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...

+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
phong hoang
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Tường Vi
Xem chi tiết
LegendaryPhatMc
Xem chi tiết
Võ Đỗ Đăng Khoa
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Trường Xuân
Xem chi tiết