Tại sao nói: cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để
A. Cuộc Duy tân đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc quân phiệt
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản
C. Tầng lớp Samurai là động lực chính của cách mạng
D. Chưa thủ tiêu hoàn toàn những rào cản phong kiến
Đâu là điểm giống giữa cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1889) và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (từ năm 1868)?
A. Hoàn cảnh
B. Người tiến hành cải cách
C. Tính chất
D. Kết quả
Cuộc Cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực
A. chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. chính trị, quân sự, văn hoá - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
C. chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục.
D. kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Nguyên nhân quyết định nào khiến cho cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1889) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản (từ năm 1868) lại thành công?
A. Phe cải cách không nắm được thực quyền
B. Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt
D. Không diễn ra sâu rộng trong quần chúng
Sau cuộc Duy tân Minh trị, thể chế chính trị nào đã được xác lập ở Nhật Bản?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế
B. Chế độ quân chủ lập hiến
C. Chế độ Cộng hòa đại nghị
D. Chế độ Cộng hòa Tổng thống
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất gì?
A. Cuộc cách mạng tư sản không triệt để
B. Cuộc cách mạng công nghiệp
C. Cuộc cách mạng tư sản
D. Cuộc cách mạng dân chủ
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là
A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa
B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa
C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc
Ý nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm ?
A. Đều thực hiện việc xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
B. Đều mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
C. Đều tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.
D. Tiến hành cải cách khi chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, cải cách ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) đều được tiến hành trong bối cảnh
A. đất nước đã là thuộc địa của thực dân phương Tây.
B. chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
C. đất nước đang ở giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất.
D. phải đương đầu với sự nhòm ngó của các nước phương Tây.