Vì sao những cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
(Nam Cao, Chí Phèo)
b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)
c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
(Em bé thông minh)
d) Một thời đại vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)
Việc tác giả lựa chọn trật tự từ trong câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn” nhằm thể hiện điều gì? A. Các trạng thái tâm tư, tình cảm, hành động của chị Dậu. B. Thứ tự các hoạt động của chị Dậu. C. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm. D. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản.
Đọc các đoạn trích trong Lão Hạc của Nam Cao và trả lời câu hỏi:
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc…
- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
- Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
a. Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh tự nhiên, con người.
b. Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 7 đến câu 8:
Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) Luận điểm trong đoạn văn trên là ?
A. Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con.
B. Quái thay là Ngô Tất Tố.
C. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ!
D. Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.
a) Đột nhiên lão bảo tôi:
- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.
b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.
c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn […].
e) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
a) Hãy xem Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. (Gợi ý: Có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?)
b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả sắp xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu" lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ cũng... thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?
Các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu trong đoạn văn có tác dụng gì?
“Một thời đại vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.”
A. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc.
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
C. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
D. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lười nói.
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a) Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?
- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).
Trật tự của câu nào đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm ?
A. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên. (Tố Hữu)
B. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. (Thạch Lam)
C. Chữ ông Huấn cao đẹp lắm, vuông lắm. (Nguyễn Tuân)
D. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu... (Băng Sơn)