Một trong những điểm tiến bộ trong sinh hoạt của cư dân Phùng Nguyên – Hoa Lộc so với cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn là
A. Sử dụng các công cụ đá và biết mài đá.
B. Con người đã biết đến trồng trọt và chăn nuôi.
C. Con người biết làm đồ trang sức và đồ gốm.
D. Con người định cư lâu dài, xây dựng xóm làng
Hiện vật nào chứng tỏ cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim?
A. phát hiện được nhiều thạp đồng.
B. phát hiện được nhiều trống đồng.
C. phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đổng, dùi đồng...
D. phát hiện được nhiều công cụ lao động bằng đồng
Sự ra đời của ngành nào đã thúc đẩy cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim?
A. Làm gốm.
B. Đánh cá.
C. Nghề dệt.
D. Trồng trọt.
Rìu đá, bôn đá ở các di chỉ Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Lung Leng được chế tác như thế nào?
A. Mài ở lưỡi.
B. Mài nhẵn toàn bộ.
C. Ghè đẽo toàn bộ.
D. Ghè đẽo hai mặt.
Trong một số di chỉ Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kom Tum) có niên đại cách đây 4000 – 3500 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng loạt công cụ gì?
A. Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc đá và đồ gốm.
B. Lưỡi rìu đá có vai được mài rộng.
C. Rìu đá, bôn đá được mà nhẵn toàn bộ có hình dáng cân xứng.
D. Rìu mài lưỡi, đồ gốm, bát đĩa, cốc có chân cao.
Hai phát minh quan trọng tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của cư dân thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc là gì?
A. Làm đồ gốm và đúc đồng.
B. Kĩ thuật mài đá và luyện kim.
C. Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
D. Trồng trọt và chăn nuôi
Kim loại đầu tiên được cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc sử dụng là
A. Sắt
B. Đồng
C. Nhôm
D. Kẽm
Những bằng chứng nào chứng tỏ người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã biết luyện kim?
A. Dấu vết thóc gạo cháy.
B. Những lớp vỏ sò dày.
C. Những cục xỉ đồng, rùi đồng…
D. Những lưỡi rìu đồng.
Ý nghĩa lớn nhất của việc sử dụng công cụ kim khí của các cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc ở Việt Nam là gì?
A. Giải quyết nhu cầu đảm bảo nguồn lương thực cho đời sống.
B. Tăng tính cộng đồng của các cư dân các miền văn hóa ở Việt Nam.
C. Làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại có nhà nước.
D. Tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa của các vùng miền trên cả nước
Đâu là tổ chức xã hội của cư dân thời Hòa Bình - Bắc Sơn?
A. Chế độ thị tộc
B. Chế độ thị tộc mẫu hệ
C. Chế độ thị tộc phụ hệ.
D. Bầy người nguyên thủy