Con lắc lò xo gồm vật nặng khối luợng m = 100 g và lò xo có độ cứng k = 100 N/m chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên theo thời gian có phuơng trình N. Bỏ qua mọi lực cản. Lấy
π
2
= 10. Tần số góc của con lắc là.
A. 10 π
B.100 π
C. 20 π
D.200 π
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng m = 250g và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Bỏ qua ma sát. Ban đầu, giữ vật ở vị trí lò xo nén 1 cm. Buông nhẹ vật, đồng thời tác dụng vào vật một lực F = 3N không đổi có hướng dọc theo trục lò xo và làm lò xo giãn. Sau khoảng thời gian t = π/40 (s) thì ngừng tác dụng F. Vận tốc cực đại của vật sau đó bằng
A. 0,8 m/s.
B. 2 m/s.
C. 1,4 m/s.
D.1m/s
Một lò xo độ cứng k=100 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại treo vật nặng khối lượng m=100g. Biết vật luôn chịu tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa có biểu thức F=20cos(20πt+π/6)(N). Tần số dao động của vật có giá trị là
A. 5 Hz.
B. 0,1 Hz.
C. 10 Hz.
D. 0,2 Hz.
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật có khối lượng m = 250g và lò xo có độ cứng k = 100N/m. Bỏ qua ma sát. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 1cm rồi buông nhẹ vật đồng thời tác dụng một lực không đổi F = 3N có hướng dọc theo lò xo và làm lo xo giãn. Sau khoảng thời gian ∆t = π/40 s thì ngừng tác dụng lực F. Vận tốc cực đại vật đạt được sau đó là:
A. 1m/s.
B. 2m/s.
C. 0,8 m/s.
D. 1,4m/s.
Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng khối lượng m=100g đang giao động điều hòa.vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 10 π cm/s và gia tốc cực đại của vật là 4cm/m² .lấy π²= 10.độ cứng lò xo là
Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với phương trình x = 5cos(5πt + π) cm. Biết lò xo có độ cứng 100N/m và gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc là g = 10 = π2. Trong một chu kì, khoảng thời gian lực đàn hồi tác dụng lên vật nặng có độ lớn |Fđh| > 1,5N là:
A. 0,249s.
B. 0,151s.
C. 0,267s.
D. 0,3s.
Một con lắc gồm lò xo có độ cứng bằng 20 N/m gắn với một vật nhỏ có khối lượng 50 g. Con lắc được treo thẳng đứng vào một điểm treo cố định. Từ vị trí cân bằng, đưa vật nhỏ xuống phía dưới một đoạn A rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 và bỏ qua mọi ma sát trong quá trình dao động. Biết rằng, trong mỗi chu kỳ dao động, quãng thời gian mà lực đàn hồi của lò xo và lực kéo về tác dụng lên vật cùng chiều nhau là π/12 s. Giá trị của A là
A. 5 cm
B. 2,5 cm
C. 10 cm
D. 7,5 cm
Một con lắc lò xo có độ cứng 36 N/m và khối lượng m. Biết thế năng của con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số 6 Hz. Lấy π 2 = 10, khối lượng của vật là
A. 50 g. B. 75 g. C.100 g. D. 200 g.
Câu 203: Treo một vật khối lượng m = 100 g vào một lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Từ vị trí cân bằng của vật, nâng vật lên một đoạn 20 cm rồi thả nhẹ. Tìm thời gian vật đi xuống đến vị trí mà lò xo bắt đầu giãn.
A. π/10 s B. π/20 s C. π/30 s D. π/60 s