Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Con lắc lò xo nằm ngang với lò xo có độ cứng k = 12 , 5 N / m , vật nặng khối lượng m = 50 g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ . Đưa vật đến vị trí lò xo nén 10cm rồi buông nhẹ. Sau 4/15 s kể từ lúc vật bắt đầu dao động, vật qua vị trí lò xo dãn 4,5cm lần thứ hai. Lấy π 2 = 10 . Hệ số ma sát μ là
A. 0,25
B. 0,2
C. 0,15
D. 0,1
Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10 N/m, khối lượng của vật nặng bằng m = 200 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6 cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt phẳng là μ = 0,1. Thời gian chuyển động của vật m từ lúc thả tay đến lúc vật m đi qua vị trí lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất lần đầu tiên là
A. 0,296 s
B. 0,444 s
C. 0,222 s
D. 1,111 s
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ, độ cứng k = 50 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m1 = 100 g. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10 cm, đặt một vật nhỏ khác khối lượng m2 = 400 g sát vật m1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa các vật với mặt phẳng ngang μ = 0,05 Lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ khi thả đến khi vật m2 dừng lại là
A. 2,16 s.
B. 0,31 s.
C. 2,21 s.
D. 2,06 s.
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 0,3 kg và lò xo có độ cứng k = 300 N/m. Hệ số ma sát giữa vật nhỏ và mặt phẳng ngang là μ = 0,5. Từ vị trí lò xo không biến dạng, người ta kéo vật đến vị trí sao cho lò xo giãn 5 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động, lấy g = 10 m / s 2 . Khi đi được quãng đường 12 cm kể từ lúc bắt đầu thả, vận tốc của vật có độ lớn
A. 1,0595 m/s
B. 1,095 m/s
C. 1,595 m/s
D. 1,5708 m/s
Một con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật m = 100 g, dao động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,1. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Lấy g = 10 m / s 2 . Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn là
A. 50 m
B. 5 m
C. 50 cm
D. 5 cm
Một con lắc lò xo dao động trên mặt sàn nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k = 10 N/m, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m = 100 g. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ = 0 , 1 . Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn 7 cm và thả ra. Lấy g = 10 m / s 2 . Quãng đường vật đi được cho đến khi vật dừng lại là:
A. 32,5 cm.
B. 24,5 cm.
C. 24 cm.
D. 32 cm.
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 50 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m 1 = 100 g . Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10 cm, đặt một vật nhỏ khác có khối lượng m 2 = 400 g sát vật m 1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là μ = 0,05. Lấy g = 10 m / s 2 . Thời gian từ khi thả đến khi vật m 2 dừng lại là
A. 2,16 s
B. 2,21 s
C. 2,06 s
D. 0,31 s
Một con lắc lò xo có độ cứng k = 2 N/m, khối lượng m = 80 g dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang do ma sát, hệ số ma sát μ = 0 , 1 . Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Thế năng của vật ở vị trí mà tại đó vật có vận tốc lớn nhất là
A. 0,16 mJ
B. 0,16 J
C. 1,6 J
D. 1,6 mJ
Một con lắc lò xo nằm ngang trên mặt bàn, lò xo có độ cứng k = 20N/m, vật nặng có khối lượng m = 400g. Đưa vật nặng sang trái đến vị trí lò xo nén 4cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết rằng hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ coi bằng nhau. Muốn cho vật dừng lại ở bên phải vị trí lò xo không biến dạng, trước khi nó đi qua vị trí này lần 2 thì hệ số ma sát μ giữa vật với mặt bàn có phạm vi biến thiên là:
A. μ ≥ 0,1
B. μ ≤ 0,05
C. 0,05 ≤ μ ≤ 0,1
D. μ ≤ 0,05 và μ ≥ 0,1