Cho các phát biểu sau:
(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Cơ quan thoái hóa là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.
(3) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
(4) Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(5) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(2). Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng
(3). Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa
(4). Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nha
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là:
(1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
(2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
(3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
(4). Cánh chim và cánh ong
(5). Ruột thừa ở người.
(6). Chân trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi, tay người
(7). Phản ánh sự tiến hóa phân li.
(8). Các cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.
(9). Gai xương rồng và gai hoa hồng.
(10). Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan.
A. (2), (7), (9), (10)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (2), (4), (8), (9).
D. (1), (5), (6), (7).
Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là:
(1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
(2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
(3). Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
(4). Cánh chim và cánh ong
(5). Ruột thừa ở người.
(6). Chân trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi, tay người
(7). Phản ánh sự tiến hóa phân li.
(8). Các cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.
(9). Gai xương rồng và gai hoa hồng.
(10). Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan.
A. (2), (7), (9), (10).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (2), (4), (8), (9).
D. (1), (5), (6), (7).
Một số loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng này?
a) Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.
b) Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
c) Có xu hướng tiến hoá quay về dạng tổ tiên.
d) Tất cả các nguyên nhân nêu trên đều đúng.
Cho các khẳng định dưới đây về đột biến gen:
(1). Chỉ có đột biến gen mới có khả năng tạo ra alen mới của một locus.
(2). Khi alen trội A trội hoàn toàn đột biến thành alen a, cơ thể có kiểu gen Aa gọi là thể đột biến.
(3). Có thể gây đột biến nhân tạo định hướng có chủ đích vào một gen cụ thể ở những điểm xác định để tạo ra các dòng đột biến khác nhau.
(4). Đột biến gen ở vùng mã hóa của gen chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi trình tự amino acid có trong chuỗi polypeptide mà gen đó mã hóa
Số khẳng định chính xác là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?
I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.
II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.
III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.
IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.
V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?
I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.
II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.
III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.
IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.
V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
(3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
(4) Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.
(5) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nuclêôtit thì không làm thay đổi tổng liên kết hiđrô của gen
A. 1
B. 4
C. 5
D. 2
Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
(3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
(4) Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.
(5) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nuclêôtit thì không làm thay đổi tổng liên kết hiđrô của gen.
A. 1
B. 4
C. 5
D. 2