nếu cứ tiếp tục giả ngốc như vậy cậu bé sẽ được nhiều tiền hơn
Nếu cậu chọn tờ 1 đô la thì bạn cậu sẽ không mang tiền cho cậu nữa còn nếu cậu chọn 5 xen thì cậu sẽ được bạn cho tiền lâu dài .
nếu cứ tiếp tục giả ngốc như vậy cậu bé sẽ được nhiều tiền hơn
Nếu cậu chọn tờ 1 đô la thì bạn cậu sẽ không mang tiền cho cậu nữa còn nếu cậu chọn 5 xen thì cậu sẽ được bạn cho tiền lâu dài .
Vào ngày Giáng sinh,1 cậu bé nhận đc 3 món quà.
Cậu vui mừng bóc hộp thứ nhất,là 1 đôi giày...Cậu òa khóc.
Cậu bóc hộp thứ 2,là 1 quả bóng đá...Cậu khóc lớn hơn
Cậu bóc hộp thứ 3,là 1 chiếc quần dành cho vẫn động viên đạp xe...Cậu cào rách mặt mình và hét lớn
Hỏi ;
- Tại sao cậu lại khóc ?
- Tại sao người tặng quà lại tặng cho cậu bé món quà đó ?
NHỮNG VẾT ĐINH
Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:
- Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:
- Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu:
- Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…
(Bảng chữ cái cuộc đời – Hoa trái tâm hồn, NXB Trẻ, 2009)
Câu 1: Tìm ba chi tiết miêu tả hành động của nhân vật cậu bé trong câu chuyện trên.Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Câu 2: Hãy tìm trong đoạn in đậm một câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.
Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó.
Câu 3: Theo em, lời nói của người cha trong đoạn in đậmcó đúng hay không? Hãy giải thích ý kiến của em.
Câu 4: Từ câu chuyện trong “Những vết đinh”, em rút ra được bài học gì cho chính mình?
Ngữ văn
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc? Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ gương mặt nom hiền hậu, kể là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào nhưng chả may rơi mất vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng. Và nay không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh. Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng. ...Một nữ sinh vào loại lớn , đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói: - Mình chỉ có hai xu nhưng chúng ta hãy góp nhau lại. - Mình cũng có hai xu đây-một cô bé áo đỏ nói. – Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào! ... Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình. ...Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu ấy đầy cả xu mà những bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ. (Cậu bé nạo ống khói – trích “Những tấm lòng cao cả” - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
Câu 1: Đoạn truyện trên tác giả sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể.
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là ai?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong câu văn in đậm. Từ đó, chép lại chính xác một câu văn khác trong đoạn truyện cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
Câu 4: Xác định cụm động từ được sử dụng trong câu: “Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.”
Câu 5: Vì sao cậu bé lại khóc nức nở? Để giúp đỡ cậu bé những đứa trẻ trong đoạn truyện đã làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của chúng?
Hai cậu bé đi với nhau, giữa đường cậu bé kia gặp một con huơu nhỏ bị thương, cậu thản nhiên đi qua nó. Cậu thứ hai chạy lại băng bó vết thương cho nó. Cậu bé kia nói ... với cậu thứ hai. Một lúc sau cậu thứ hai hiểu ra, bỏ mặc con huơu ở đó và đi tiếp.
Hỏi cậu kia nói gì với cậu thứ hai ?
VẾT SẸO CỦA MẸ
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường Tiểu Học, điều cậu bé sợ đã trở thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên Bạn bè và Giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé. Cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình, mặc dù cũng là một người phụ nữa đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi tại sao mẹ mình bị một vết sẹo lớn như vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ, mặc cho có vết sẹo đập vào mắt.Nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào trong góc tránh mọi người, ở đó cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
-Làm sao chị bị vết sẹo trên mặt như vậy? Cô giáo của cậu bé hỏi
Người mẹ trả lời:
-Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì ngọn lửa bốc lên, mọi người đều sợ và không dám vào vì lửa bốc quá cao, và thế là tôi chạy vào, khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó, và tôi vội vàng lấy mình che cho nó, tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn nhờ có anh lính cứu hỏa cứu cả hai mẹ con tôi.
Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt và nói: "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho đến ngày nay, tôi không hề hối tiếc về điều mình đã làm." Đến đây cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình, cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 1: Nêu thể loại của văn bản. Chỉ rõ đặc điểm của thể loại.
Câu 2: Tìm chi tiết thể hiện hành động của cậu bé sau khi nghe câu trả lời của mẹ.
Câu 3: Bài học rút ra được từ câu chuyện trên? Nêu hai việc làm thể hiện nội dung bài học.
Câu 4: Giải nghĩa từ "Tay" trong câu sau và cho biết từ "Tay" dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
....Cậu ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình, cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
Câu 5: Xác định một từ láy trong đoạn. Đặt câu và nêu tá dụng từ láy trong câu
Nếu tôi nói ' yêu' cậu . Liệu cậu sẽ nói sao . Tôi biết rằng cậu ko bao giờ để ý đến tôi nhưng cậu lại luôn bảo vẻ tôi. Đó gọi là ' yêu' hay ' chỉ là bạn bè'.Tôi đáng ra phải biết chứ cậu luôn bảo tôi là ' ngốc' . Có một điều tôi ko cảm nhận dc đó là tình cảm cậu dành cho tôi . Liệu cậu nghĩ tôi là đứa trẻ ngu ngốc ko hay mồm cậu nói thế nhưng lòng cậu nói khác
nhưng
tôi nhớ cậu đã bảo với tôi là " đôi ta ở trên tình bạn, ở dưới tình yêu " ừ, tôi đaz yêu cậu từ sau 2 ngày tôi ngồi với cậu giờ em họ tớ bảo là yêu người khác rồi
tôi yêu cậu rất nhiều
hãy nói cảm nhận của em sau khi đọc câu chuyện sau
Câu chuyện :Những vết đinh Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười hai chiếc đinh vào hàng rào. Những ngày sau, khi cố gắng kiềm chế cơn giận của mình thì số đinh cậu đóng lên tường rào ngày một giảm. Và cậu nhận ra rằng việc giữ bình tĩnh có lúc dễ hơn là việc đóng những chiếc đinh. Cho đến một ngày, khi không cần phải dùng đến chiếc đinh nào thì cậu bé tin là mình đã thay đổi và không còn nóng nảy như trước nữa. Cậu kể với cha về điều này và người cha đưa ra một đề nghị: mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh, hãy nhổ một chiếc đinh đã đóng trên hàng rào. Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng, cậu bé vui mừng thông báo với cha rằng tất cả những chiếc đinh đều đã được nhổ. Người cha dẫn cậu đến hàng rào và nói: - Con đã làm rất tốt, con trai ạ! Nhưng con hãy nhìn vào những cái lỗ trên hàng rào – hàng rào sẽ chẳng bao giờ còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương – giống như những vết đinh này. Cho dù con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần thì vết thương vẫn còn đó. Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình thương yêu chân thành và thực sự.
Một cậu bé sau khi vừa bước vào căn nhà bỏ hoang trong rừng thì cánh cửa đóng sầm lại. Nơi này rất tối, cậu bé tìm thấy một công tắc nhưng không có điện. Bỗng có tiếng nói vọng ra rằng, cậu có thể thoát khỏi nơi này qua 1 trong 3 cánh cửa.
Tuy nhiên:
- Đằng sau cánh cửa thứ 1 là hàng nghìn con rắn độc.
- Đằng sau cánh cửa thứ 2 là một chiếc ghế điện và một kẻ hành quyết có thể giết cậu bé ngay lập tức.
- Đằng sau cánh cửa thứ 3 là một con sư sử đã không ăn gì trong nhiều ngày.
Cậu bé sẽ chọn cánh cửa nào để thoát ra ngoài?
TÔI LÀ MỘT CÁNH DIỀU
Bây giờ tôi là một cánh diều. Nhưng từ trước đây, lâu lắm rồi, tôi chẳng có hình thù gì cả. Hình như, tôi chỉ là một thứ gì đó mà người ta gọi là ước mơ. Rồi một ngày cậu bé tạo ra tôi – như bây giờ.
Những buổi chiều cậu thả tôi lên bầu trời. Ở trên cao tôi bắt đầu bay lượn. Tôi là tôi – một cánh diều, và tôi cũng là tôi của một ngày nào xa lắm – những ước mơ. Những ước mơ mà cậu bé cất giữ từ trong một góc trái tim. Những ước mơ của một cô bé nào đó.
Tại sao? Tại sao cậu bé lại giữ lấy ước mơ của cô bé? Tại sao cậu bé lại tạo ra tôi? Có rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra trong tôi mà tôi không biết được câu trả lời. Những khi ở trên cao, lười bay lượn, tôi len lén nhìn xuống thì thấy đôi mắt cậu bé sáng lắm.
Cậu nói gì đó như là: Bay cao nhé, ước mơ thiên thần của tôi…!
(Trích dẫn Sống đẹp tập II)
a.Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
c. Theo em “ước mơ”là gì?
d. Cánh diều đã cảm nhận được điều gì qua “ đôi mắt sáng lắm của cậu bé”?
e. Vì sao cánh diều thường được xem là biểu tượng của những ước mơ?
g. Hãy viết đoạn văn ngắn chia sẻ ước mơ của mình trong tương lai.