Hà Nội xưa
Đến hết thế kỷ XVI, Thăng Long - Hà Nội xưa vẫn là đô thị độc nhất của Nhà nước Đại Việt lúc bấy giờ. “Kẻ Chợ” là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa.
Hà Nội xưa có thành, có thị, có bến, có 36 phố phường buôn bán và thợ thủ công, có chợ ven đô, có các làng nghề chuyên canh và chế biến nông sản. Dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long - Hà Nội, họ cọ xát, đua trí , đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội.
“Hà Nội ba sáu phố phường
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh”.
Khu phố cổ “36 phố phường” của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, đường Phùng Hưng ở phía Tây, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Tất cả đã làm nên dấu vết lịch sử in đậm ở nhiều lớp văn hóa chồng chất nên nhau.
Trong đó, phố Mã Mây được coi là phố giàu có nhất lúc ấy, bởi tập trung khá nhiều nhà buôn bán lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều, đường xá ở đây được lát sạch sẽ. Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn.
Khi xưa, khu 36 phố phường được phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bởi ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông, hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau, cửa sông Tô Lịch là bến cảng có rất nhiều con kênh nhỏ.
Ngoài ra, khu Kinh thành xưa kia có tên gọi là phủ Trung Đông, gồm 2 huyện với tổng số 36 phường, trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán.
Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ “ Hàng”, tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó như: Hàng Mã, Hàng Thiếc, Hàng Đào..., mỗi nghề có một nét riêng biệt. Nhà ở xưa được thiết kế theo kiểu cách châu Âu.
Năm 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp nhà nước, toàn bộ khu phố cổ nơi buốn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư.
Hà Nội ngày nay
Sau khi được hoàn toàn giải phóng. Hà Nội đã tìm cho mình hướng đi tương đối toàn diện và có mặt phát triển bền vững, tích cực khôi phục phát triển kinh tế, khắc phục mọi khó khăn sau chiến tranh để lại.
Sau 60 năm hoàn toàn giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2014), ngày nay Thủ đô Hà Nội từng bước phát triển kinh tế, có vị trí quan trọng, là nơi tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thông trong và ngoài thành phố và nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc gồm: Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên...
Các công trình đô thị ngày càng nhiều, nhà cửa được xây hai bên đường, đường xá khang trang hơn, các khu phố được quy hoạch lại. Tất cả đã tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, từ đó tạo ra nét đặc sắc hiếm thấy ở Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh đó, Hà Nội là một trong những thành phố có số lượng di tích rất lớn vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy tốt giá trị, mang đậm nét văn hóa cổ xưa, giúp Hà Nội trở thành nơi phát triển kinh tế du lịch mỗi năm.
Năm 2010, Thủ đô Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước về tham dự.
Nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2014) và 15 năm được UNESCO vinh danh Thành phố vì hòa bình. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức rất nhiều hoạt động, trong đó sự kiện quan trọng nhất là Lễ mít tinh cấp quốc gia diễn ra ngày 10/10.
Tại lễ kỷ niệm, Thành phố Hà Nội sẽ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, đồng thời tôn vinh 1.000 người việc tốt việc tốt và 10 công dân ưu tú của Thủ đô. Năm 2014, được Hà Nội chọn là năm văn minh trật tự đô thị.
Sau đây là một số hình ảnh Hà Nội xưa và nay:
Cột cờ Hà Nội xưa
Tháp Rùa ngày xưa
Cầu Thê Húc xưa
Chùa Một Cột xưa
Hoàng thành Thăng Long xưa
Cầu Long Biên xưa
Hà Nội ngày nay