Giả sử \(\sqrt{15}\)là số hữu tỉ, như vậy \(\sqrt{15}\) có thể viết dưới dạng:
\(\sqrt{15}=\frac{m}{n}\) với \(m,n\in N;\left(m,n\right)=1\)
\(\Rightarrow m^2=15n^2 \left(1\right)\), do đó \(m^2\) chia hết cho 3. Ta lại có 3 là số nguyên tố nên m chia hết cho 3 (2)
Đặt m=3k ( k \(\in\)N ) . Thay vào (1) ta được \(9k^2=15n^2\) nên \(3k^2=5n^2\) => \(5n^2\) chia hết cho 3
Do (5;3)=1 nên \(n^2\) chia hết cho 3, do đó n chia hết cho 3 (3)
Từ (2) và (3) => m và n cùng chia hết cho 3 trái với (m,n)=1
\(\Rightarrow\sqrt{15}\) không là số hữu tỉ, do đó \(\sqrt{15}\) là số vô tỉ
Vậy \(\sqrt{15}\) là số vô tỉ
Phạm Thị Tâm Tâm nói sai rồi, nếu x= 4 thì \(\sqrt{4}=2\) là số hữu tỉ rồi