Xuân Diệu từng nói:
"Thà một phút huy hoàng rối chợt tối
Còn hơn buồn le lói cả trăm năm"
Đen Vâu lại cho rằng:
"Ta là con đom đóm, còn tụi nó cháy như bó đuốc
Ta lập lòe cả cuộc đời, còn tụi nó đã lụi tắt từ lâu"
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 quan niệm sống trên.
Mọi người lập dàn ý giúp e ạ.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới
Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối , ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về hàng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông , người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!
(Theo Nguyễn Tuân toàn tập)
Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm nào?
“Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ” cho thấy điều gì?
A. Sự chuyển biến, sự vùng dậy mau lẹ của người dân yêu nước
B. Sự phản ứng mạnh mẽ đấu tranh chống trả của nhân dân
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn: Trong đêm tối,vẫn còn vài ba vì sao sáng. Trong những chiều nắng hạ,vẫn còn những trời mưa
Ngày vẫy biệt khu rừng mơ tuổi nhỏ Ta thật tình đau xót đến vô biên Nghĩ lần đi là nghìn trùng cách biệt Còn bao giờ trở lại nữa không em Chính nơi đó mùa hè cao vời vợi Đã cho ta những kỷ niệm rất hồng Chính nơi đó ta ôm hết thời trong Bằng hai tay của thời gian mộng mị Chính nơi đó mùa thu vàng hoa cúc Ta đã vô tư đuổi bướm dưới sân trường Ngày nhí nhảnh đùa vui không biết mệt Không sợ đời giành giật lấy hương thơm Chính nơi đó mùa đông bên áo mẹ Ta đã nằm say giấc ngủ ca dao Với thương yêu xanh xanh ngắt một màu Ta không sợ ngoài kia mưa gió nữa Chính nơi đó mùa xuân vui mở cửa Cho trăng vào ca múa suốt lòng ta Câu 1: nêu nội dung chính của đoạn trích Câu 2: những câu thơ có ý nghĩa gì đối với em Chính nơi đó mùa đông bên áo mẹ Ta đã nằm say giấc ngủ ca dao Với thương yêu xanh xanh ngắt một màu Ta không sợ ngoài kia mưa gió nữa Câu 3: Em có đồng tình với những câu thơ sau không? Vì sao? Ta đã vô tư đuổi bướm dưới sân trường Ngày nhí nhảnh đùa vui không biết mệt Không sợ đời giành giật lấy hương thơm
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ
Cho đoạn văn:Chớ tự kiêu tự đại.Tự kiêu tự đại là khờ dại.Vì mình,hay còn nhiều người khác hay hơn mình.Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình.Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ.Sông to,biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng rộng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén,cái đĩa cạn.
a.Tại sao tác giả cho rằng "tự kiêu tự đại là thoái bộ"?
b.Thông điệp rút ra qua đoạn trích là gì?
Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói sau đây của tác giả có hoàn toàn đúng không: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”
Đoạn trích sau sử dụng những thao tác lập luận nào?
Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình.Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa.
(Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)
A. Phân tích, so sánh
B. Bình luận
C. Chứng minh
D. Giải thích