Ứng Phạm Linh Như

Chứng minh rằng tục ngữ về con người và xã hội luôn tôn vinh Giá trị con người và đưa ra những lời khuyên phẩm chất,lối sống tốt đẹp

GIÚP MÌNH NHANH NHA TỐI NAY MÌNH PHẢI NỘP RỒI

THAM KHẢO

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đỗ Khánh Dương
Xem chi tiết
Hang Nguyen
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
pham thi ha nhi
Xem chi tiết
Trần Ánh Xuân
Xem chi tiết
Phương Chi Ngô
Xem chi tiết
Đỗ Anh Thư
Xem chi tiết
Đỗ Anh Thư
Xem chi tiết
Đỗ Anh Thư
Xem chi tiết