ᬁThanh Ngânᬁ

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đén nay luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Kiệt Hoàng
7 tháng 4 2022 lúc 9:51

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Đế nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên có thể kể đến là cha mẹ, những người đã có công sinh thành ra ta nuôi ta lớn khôn. bố mẹ luôn là người yêu thương chăm sóc ta nhiều nhất ngay từ khi chập chững bước những bước đi đầu tiên, mẹ đã dìu ta bước đi và nâng chúng ta dậy sau mỗi lần ngã, cha mẹ còn là người bên ta động viên an ủi ta trước những thất bại trong cuộc sống. Bố mẹ có thể dốc toàn bộ sức lực của mình để mong ta trở thành người có ích cho xã hội. Và khi đến trường, thầy, cô chính là cha mẹ thứ hai của ta, dạy cho ta những tri thức khoa học, dạy ta nên người nên ta cũng phải biết ơn bằng những việc làm như ngoan ngoãn học giỏi đề không phụ lòng tin của cha mẹ, thầy cô giáo.

Đối với chúng ta mỗi khi bưng bát cơm dẻo thơm lại phải nhớ đến công lao của người nông dân “một nắng hai sương” vất vả cấy trồng. Vào những ngày hè thì “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, những ngày đông giá rét thì “Bầm ra ruộng cấy Bầm run. Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non…”. Để rồi những cái nắng, cái lạnh ấy đem lại cho ra bát cơm ngon ngọt:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Những câu tục ngữ, ca dao nói về sự vất vả của người nông dân để làm ra bát cơm cũng phần nào đã bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với họ.

Còn đối với những người lao động trí óc ta cũng cần biết ơn họ, dẫu họ không làm ra những sản phẩm trực tiếp nuôi sống chúng ta nhưng họ đã góp một phần lớn vào việc làm cho đời sống của chúng ta ngày càng hiện đại, nhàn hạ. Đó là những loại máy móc công nghiệp, những sản phẩm dân dụng, những thiết bị phục vụ cuộc sống. Cuộc sống ngày càng đổi thay, những con đường chúng ta đi, những ngôi nhà chúng ta ở, đều do bàn tay người lao động làm ra. Do đó, chúng ta phải biết ơn họ bằng cách giữ gìn trân trọng những công trình mà họ đã vất vả tạo nên. Hàng năm, chúng ta cũng có những cuộc thi trao giải nhằm tìm kiếm nhân tài, động viên khuyến khích họ trên con đường khoa học.

Đọc một tác phẩm văn học nghệ thuật hay, chúng ta cũng phải biết ơn những người nghệ sĩ đã nhọc nhằn hôm sớm làm ra những sản phẩm tinh thần giúp cho đời sống tâm hồn của mỗi người thêm tươi đẹp. Để biết ơn những người nghệ sĩ ấy, nhà nước ta hàng năm cũng có những chính sách nhằm động viên khuyến khích họ hãy phát huy hơn nữa nguồn sáng tạo của mình để phục vụ cho nhân dân tốt hơn.

Ngày nay được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc chúng ta không được quên những ngày chiến đấu anh dũng của cha anh. Họ đã hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân để đem lại hòa bình, tự do cho nhân dân ta. Bởi vậy, chúng ta phải luôn biết ơn họ bằng những hành động cụ thể, thể hiện tấm lòng thành kính đền ơn đáp nghĩa như các ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày 22 tháng 12 là ngày quân đội nhân dân, các lễ hội như Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng… chúng ta lại đến thăm những gia đình thương binh liệt sĩ, động viên, thăm hỏi các anh, các chú những người đã hi sinh một phần xương máu để đem lại niềm hạnh phúc cho con cháu. Đối với những gia đình liệt sĩ, hàng năm, chúng ta cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi động viên về mặt tinh thần cũng như vật chất, giúp cho những người thân của gia đình bớt đi phần nào nỗi đau mất người thân. Chúng ta còn có những chính sách như xây dựng nhà tình nghĩa giúp các bố mẹ của các liệt sĩ có nơi ăn chốn ở. Những em học sinh cũng thường xuyên tổ chức các buổi đến giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ họ những công việc vặt để động viên tinh thần. Những hành động đó chính là chúng ta đang thực hiện tốt câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.

Tất cả những hành động trên đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người có công với đất nước, đối với xã hội.

Trong xã hội cũng có một số ít những người vì đồng tiền mà bất chấp cả đạo lí làm người, họ luôn coi trọng đồng tiền mà quên đi ơn nghĩa của những người đi trước, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ thầy cô, có người cậy có tiền chỉ biết đưa tiền về cho cha mẹ mà chẳng mấy khi chăm sóc, có khi còn cho các cụ vào viện dưỡng lão khiến cha mẹ họ phải sống cô đơn. Họ là những người cần phải lên án, phê phán để từ đó nâng tầm nhận thức của con người đối với những người có công với đất nước, với cá nhân mỗi con người.

Như vậy, có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.

Bình luận (0)
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
7 tháng 4 2022 lúc 10:03

Tham khảo:

Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là lòng biết ơn được gửi gắm qua  câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Trước hết, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được hiểu đơn giản là khi chúng ta ăn một trái chín ngon ngọt thì phải nhớ tới người đã có công vun trồng cho cây đơm hoa kết trái. Bên cạnh đó nó còn nhắc nhở chúng ta, khi ta được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn người tạo ta thành quả ấy.  Trong lịch sử nước ta, đã có rất nhiều vị anh hùng đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Để có được một đất nước lớn mạnh như ngày nay đã phải đánh đổi bằng mạng sống của cả thế hệ đi trước. Bởi vậy chúng ta phải biết trân trọng cuộc sống bây giờ của bản thân, cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng đất nước chính là một hành động thể hiện lòng biết ơn đối với ông cha ta. Những ngày lễ lớn được lập ra để thể hiện lòng biết ơn với những vị anh hùng và các chiến sĩ đã hi sinh anh dung trên chiến trường để giành lại độc lập cho đất nước. Ví dụ như ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch giỗ tổ hùng vương, ngày 27 tháng 7 là ngày Thương binh liệt sĩ,… được lập ra để nhân dân tưởng nhớ. Chúng ta phải biết ơn những người hi sinh xương máu, tuổi xuân và sức lực để cống hiến và bảo vệ nước nhà. Những người ấy đã hi sinh tuổi trẻ và sức lực để bảo vệ nước nhà. Điển hình là Bác Hồ - một vị lãnh tụ vĩ đại, đã giành hết cuộc đời mình cho công cuộc kháng chiến. Hay là bác Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc nhất của Bác Hồ, một nhà quân sự tài ba đã cống hiến rất nhiều cho đất nước và giành được vô số chiến công lẫy lừng. Cho dù đến ngày nay, vẫn có những người hi sinh vì sự an nguy của nhân dân. Đó là các y bác sĩ và các chiến sĩ công an. Trong đại dịch Covid – 19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các bác sĩ và ác chiến sĩ công an của nhiệm vụ chống dịch. Hoặc trân trong từng bát cơm hay từng bó rau mà ta ăn hằng ngày vì nó được tạo ra từ giọt mồ hôi, nước mắt của người nông dân; những bộ quần áo gta mặc hằng ngày đó cũng là biết bao công sức của người công nhân. Chúng ta còn phải biết ơn cha mẹ, thầy cô. Cha mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta, là phận làm con nên giữ lấy chữ hiếu, không làm cho cha mẹ buồn lòng. Đã có cha mẹ nuôi nấng thì sẽ có thầy cô trao kiến thức. Thày cô là người dạy dỗ chúng ta nên người, họ như những người cha người mẹ thứ hai của ta, dẫn ta dến gần hơn với cánh cửa thành công. Vậy nên chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong đợi của cha mẹ và thầy cô. Chúng ta cần tỏ lòng biết ơn đối với ác phong trào đền ơn đáp nghĩa. Bởi đó làđạo lí ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta có một cuộc sống bình yên như ngày nay. Ngày nay, ngoài những người biết bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên của mình thì vẫn còn những người vô ơn, chỉ biết đến bản thân mình lúc khó khăn hay người đã nuôi nấng và sinh thành, dạy dỗ. Những con người này đáng bị phê phán vì thói vô ơn với mọi người, với cha mẹ, tổ tiên. Lòng biết ơn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, thể hiện thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Tóm lại, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sông nghĩa tình và thủy chung. Chúng ta hãy ghi nhớ câu tục ngữ để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bình luận (0)
Mỹ Linh 7A7-19 Châu
7 tháng 4 2022 lúc 10:08

 

chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
Xem chi tiết
Thủy Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
XĨN LỖI EM
Xem chi tiết
Ngọc Tuyền
Xem chi tiết
Mangekyou Sharingan
Xem chi tiết
Bossquyềnlực
Xem chi tiết