trong bài cánh cam lạc mẹ ,tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? Nhờ các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ,tác giả đã giúp em cảm nhận được em cảm nhận được điều gì ?
Câu 16. Câu thơ nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả
Trần Đăng Khoa?
A. Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
B. Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
C. Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
D. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 17. Hãy sắp xếp các câu văn sau để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
(1) Mỗi cuống hoa ra một trái.
(2) Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.
(3) Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
(4) Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
(5) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. (6) Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
A.(5) – (3) – (4) – (2) – (1) – (6) C. (5) – (4) – (1) – (3) – (2) – (6)
B. (5) – (4) – (2) – (3) – (1) – (6) D. (5) – (3) – (2) – (4) – (1) – (6) MÌNH SẼ TÍCH NHA
a) Trong bài đọc trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
b) Chỉ ra câu văn mà tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó?
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."
Câu hỏi 32: Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:
"Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo"
(Trần Đăng Khoa)
a/ so sánh b/ nhân hóa c/ nhân hóa và so sánh d/ lặp từ
Câu hỏi 33: Xác định trạng ngữ trong câu văn sau: "Để khỏe mạnh, em phải ăn uống đủ dinh dưỡng."
a/ để khỏe mạnh, em phải b/ để khỏe mạnh
c/ em phải ăn d/ đủ dinh dưỡng
Câu hỏi 34: Câu tục ngữ "Người ta là hoa đất" ca ngợi điều gì?
a/ vẻ đẹp của con người b/ vẻ đẹp của đất đai
c/ sự khó khăn của con người d/ vẻ đẹp của bông hoa
Câu hỏi 35: Không dấu là nước chấm rau
Có dấu trên đầu là chỉ huy quân.
Từ không dấu là từ gì?
a/ nước b/ muối c/ mắm d/ tương
Câu hỏi 36: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
"Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng ...."
(Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông)
a/ mi b/môi c/ mũi d/ miệng
trong khổ thơ sau tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.nêu tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó trong khổ thơ
Trong bài: Cây gạo ngoài bến sông
-Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-Những việc làm của Thương và các bạn thể iện điền gì?
Câu “Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. (3) Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kỳ.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Theo em, việc tác giả miêu tả cây nấm thông qua biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
Cho đoạn thơ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
(Hạt gạo làng ta- Trần Đăng Khoa)
Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp nghệ thuật chính? Em cảm nhận như thế nào về 2 hạt gạo?
chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ dưới đây ,biện pháp ấy giúp em cảm nhận được điều gì đệp đẽ
Có bao nhiêu hoa thắm
Có bao nhiêu tiếng chim
Có bao nhiêu giọt nắng
Trải vàng bờ thảo nguyên?
Có bao nhiêu khuôn mặt
Có bao nhiêu nụ cười
Có một điều tin chắc
Em có một mẹ thôi.