Cho(O;R) đường kính AB. Trên tia đối của tia BA lấy điểm C. Qua C vẽ đường thẳng d vuông góc với AC, M là 1 điểm trên d ( M khác C). MA cắt đường tròn tại điểm thứ 2 là P; MB cắt đường tròn tại điểm thứ 2 là Q. Qua P vẽ tiếp tuyến của ( O;R) cắt d tại K.
a) C/m tam giác KPM cân tại K
b) Gọi N là giao điểm của AQ vs d c/m:
+) P, B,N thẳng hàng
+)KQ là tiếp tuyến của (O;R)
a) góc PAB = BPK ( góc nt, góc giữa tt và dây cùng chắn cung BP)
góc APB = 900 (góc nt chắn nửa (O))
mà góc KPM phụ góc BPK ; góc PMK phụ góc PAB => góc KPM = góc PMK => tg KPM cân tại K
b) góc AQB = 900 (góc nt chắn nửa (O))
Trog tg AMN có AC, MQ là hai đường cao cắt nhau tại B => B là trực tâm => NB vuông góc với AM mà BP vuông góc AM
=> P, B, N thẳng hàng
+ Xét tứ giác APCN có góc APN = góc ACN = 900 nên là tứ giác nội tiếp => góc PAB = góc PNC, mà góc PAB = góc BPK (cmt)
=> góc PNC = góc BPK => tg KPN cân tại K => KP = KN, mà KP = KM => KM = KN => K là trung điểm của MN
Trog tg vuông QMN có QK là đường trung tuyến => KQ = 1/2MN = KP
=> tg OPK = tg OQK (c.c.c) => góc OQK = góc OPK = 900. Vậy QK là tiếp tuyến của (O)