Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ánh Tuyết

cho\(\Delta ABM\) nhọn nội tiếp đường tròn O1 , trên tia đối cảu tia MB lấy điểm C sao cho AM là phân giác của\(\widehat{BAC}\), Gọi O2 là đường tròn ngoại tiếp \(\Delta AMC\).

a) CM \(\Delta AO_1O_2~\Delta ABC\)

b) Gọi O là trung điểm của O1O2 và I là trung điểm của BC. CM \(\Delta AOI\)cân

c) Đường thẳng vuông góc với AM tại A tương ứng cắt các đường tròn (O1), (O2) tại D,E( D và E khác A). Đường thẳng vuông góc với BC tại M cắt DE tại N . CM ND.AC=NE.AB

Nguyễn Tất Đạt
28 tháng 7 2019 lúc 10:05

A B M C O O 1 2 O I E D N

a) Có ^AO1O2 = ^AO1M/2 = 1/2.Sđ(AM của (O1= ^ABM = ^ABC. Tương tự ^AO2O1 = ^ACB

Suy ra \(\Delta\)AO1O2 ~ \(\Delta\)ABC (g.g) (đpcm).

b) Từ câu a ta có \(\Delta\)AO1O2 ~ \(\Delta\)ABC. Hai tam giác này có đường trung tuyến tương ứng AO,AI

Khi đó \(\Delta\)AOO1 ~ \(\Delta\)AIB (c.g.c) => \(\frac{AO}{AO_1}=\frac{AI}{AB}\). Đồng thời ^OAI = ^O1AB 

=> \(\Delta\)AOI ~ \(\Delta\)AO1B (c.g.c). Mà \(\Delta\)AO1B cân tại O1 nên \(\Delta\)AOI cân tại O (đpcm).

c) Xét đường tròn (O1): ^DAM nội tiếp, ^DAM = 900 => DM là đường kính của (O1)

=> ^DBM = 900 => DB vuông góc với BC. Tương tự EC vuông góc với BC

Do vậy BD // MN // CE. Bằng hệ quả ĐL Thales, dễ suy ra \(\frac{ND}{NE}=\frac{MB}{MC}\)(1)

Áp dụng ĐL đường phân giác trong tam giác ta có \(\frac{MB}{MC}=\frac{AB}{AC}\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{ND}{NE}=\frac{AB}{AC}\)=> ND.AC = NE.AB (đpcm).


Các câu hỏi tương tự
Xuân Trà
Xem chi tiết
Ánh Nhật
Xem chi tiết
Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngân
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Đức Huy
Xem chi tiết
Lâm Đàm
Xem chi tiết
linh mai
Xem chi tiết
Đào Thu  Hương
Xem chi tiết