Cho tam giác ABC vuông cân tại A, có trọng tâm G.
Gọi E; H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB; BC.
D là điểm đối xứng của H qua A
I là giao điểm của đường thẳng AB và đường thẳng CD
Gọi K là trung điểm của BI
a.CMR: Tam giác AKH = tam giác AID
b. CMR: tứ giác AGCI nội tiếp
c. CMR: IG.AB= BK.DE
Cho đường tròn (O;R) và dây AB không qua tâm. Gọi I là trung điểm của AB. Trên cung nhỏ AB lấy các điểm phân biệt C và E bất kì ( khác A và B). Gọi F, D lần lượt là giao điểm của EI và CI với (O).
a) CM: IE.IF= IC.ID
b) Vẽ dây cung FG song song AB. Gọi M, N lần lượt là giao điểm của CF, ED với AB. CMR: tam giác IFG cân tại I, từ đó chỉ ra rằng tứ giác có bốn đỉnh I, D, N, G là tứ giác nội tiếp.
c)Gọi H,K lần lượt là trung điểm CF, ED. CMR: tam giác CHI đồng dạng tam giác EKI, từ đó chỉ ra rằng I là trung điểm của đoạn thẳng MN.
d) Gọi L là giao điểm của AC, DB; T là giao điểm của CE và GD; V là giao điểm của hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác AEV và tam giác DET. CMR: 4 điểm D,A,L,Q cùng thuộc một đường tròn, từ đó chỉ ra rằng ba điểm L,T,V thẳng hàng
Cho tam giác ABC nhọn, I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác. Đoạn thẳng AI cắt BC tại D. E,F lần lượt là các điểm đối xứng của D qua IB, IC.
a) CMR: EF//BC
b) Gọi M,N,J lần lượt là trung điểm của DE, DF, EF. Đường tròn ngoại tiếp tam giác AME giao đường tròn ngoại tiếp tam giác AFM tại P. CMR: M,P,N,J cùng thuộc 1 đường tròn.
c) CMR: A,J,P thẳng hàng
Cho tam giác ABC vuông tại A,đường trung tuyến AM.Gọi H là điểm đối xứng của M qua AB ,E là giao điểm của MH và AB. ,K là điểm đối xứng với M qua AC,F là giao điểm của MK và AC.
a, Xác định dạng của các tứ giác AEMF,AMCK,AMDH.Giải thích?
b,CMR :H đối xứng với K qua A.
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, không là tam giác cân, AB < AC và nội tiếp đường tròn tâm O, đường kính BE. Các đường cao AD và BK của tam giác ABC cắt nhau tại điểm H. Đường thẳng BK cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là F. Gọi I là trung điểm của cạnh AC. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác AFEC là hình thang cân.
b) BH = 2OI và điểm H đối xứng với F qua đường thẳng AC.
Cho tam giác nhọn ABC có AB<AC và trực tâm là T. Gọi H là chân đường cao kẻ từ A của tam giác ABC và D là điểm đối xứng với T qua đường thẳng BC; I và K lần lượt là hình chiếu vuông góc của D trên AB và AC; E và F lần lượt là trung điểm của AC và IH
a) Chứng minh ABDC là tứ giác nội tiếp và tam giác ACD và IHD đồng dạng
b) Chứng minh I,H,K thẳng hàng và DÈ là tam giác vuông
c) Chứng minh \(\frac{BC}{DH}=\frac{AB}{DI}+\frac{AC}{DK}\)
1) cho tam giác vuông ABC đường cao AH .gọi AD ;AE là phân giác các góc BAH và góc CAH .chứng minh rằng đường tròn nội tiếp tam giác BCA trùng với đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE
2)cho tam giác ABC vuông tại A;gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC ;các tiếp điểm trên BC;CA;AB lần lượt là D,E,F.gọi M là trung điểm của AC ,đường thẳng MI cắt các cạnh AB tại N ,đường thẳng DF cắt đường cao AH tại P .cmr tam giác APN cân
cho tam giác abc vuông tại a từ một điểm d trên cạnh bc vẽ DH,DI,DK lần lượt vuông góc với AB,AC,HI. trên tia DK lấy điểm E sao cho K là trung điểm của DE a,cmr các tứ giác AHDI, HDIE là các tứ giác nội tiếp . nếu cách tìm tâm của đường tròn ngoại tiếp này b, cmr 5 điểm A,H,I,D,E, CÙNG THUỘC 1 ĐƯỜNG TRÒN
cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính AH cắt cạnh AB,AC lần lượt tại D và E
a) đường thẳng qua A vuông góc với DE cắt BC tại I. CM I là trung điểm của BC
b) CMR nếu diện tích tam giác ABC gấp đôi diện tích ADHE thì tam giác ABC là tam giác vuông cân
c) Gọi M và N lần lượt là giao điểm của BC với các đường thẳng qua D,E và vuông góc với DE. Giả sử A là điểm di động nhưng luôn nhìn AB cố định dưới một góc vuông. Tìm vị trí của A để diện tích tứ giác DMNE lớn nhất