Minh Nguyễn Cao

Cho tam giác ABC vuông cân tại A có đường cao AH. Trên HC lấy K, vẽ hình chữ nhật AHKO. Vẽ đường tròn tâm O bán kính OK, đường tròn này cắt cạnh AB tại D, cắt AC tại E. Gọi F là giao điểm thứ 2 của (O) và đường thẳng AB. Chứng minh rằng:

a) Tam giác AEF vuông cân và DO vuông góc với OE

b) 4 điểm D,A,O,E cùng nằm trên 1 đường tròn

Nguyễn Tất Đạt
29 tháng 10 2018 lúc 12:41

A B C H K O D E F P Q

a)  +) Gọi P và Q lần lượt là hình chiếu của O trên các đường thẳng AB và AC.

Tứ giác AHKO là hình chữ nhật => OA // HK hay OA // BC => ^FAO = ^ABC; ^EAO = ^ACB

Mà ^ABC = ^ACB = 450 => ^FAO = ^EAO = 450. Do đó: AO là tia phân giác ^EAF 

Xét góc EAF: AO là phân giác ^EAF; OP vuông góc AF; OQ vuông góc AE

=> AP = AQ và OP = OQ (T/c điểm nằm trên đường phân giác)

Xét \(\Delta\)OQE và \(\Delta\)OPF có: ^OQE = ^OPF (=900); OQ = OP; OE = OF

=> \(\Delta\)OQE = \(\Delta\)OPF (Cạnh huyền, cạnh góc vuông) => QE = PF (2 cạnh tương ứng)

Ta có: AQ = AP; QE = PF (cmt) => AQ + QE = AP + PF => AE =AF

Xét \(\Delta\)AEF: ^EAF = 900; AE = AF (cmt) => \(\Delta\)AEF vuông cân tại A (đpcm)

+) Ta thấy \(\Delta\)AEF vuông cân ở A (cmt) => ^AFE = 450 hay ^DFE = 450

Xét (O) có: ^DFE là góc nội tiếp đường tròn (O)

=> \(\widehat{DFE}=\frac{1}{2}.sđ\widebat{DE}\)=> ^DOE = 2.^DFE = 900 => DO vuông góc OE (đpcm).

b) Xét tứ giác  DAOE có: ^DAE = ^DOE (=900) => Tứ giác DAOE nội tiếp đường tròn (DE)

hay 4 điểm D;A;O;E cùng nằm trên 1 đường tròn (đpcm).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sand King
Xem chi tiết
Lê Đức Anh
Xem chi tiết
Tâm Nhu Thái
Xem chi tiết
Veoo
Xem chi tiết
phạm ngọc mai
Xem chi tiết
Tâm Nhu Thái
Xem chi tiết
tuyết tống
Xem chi tiết
Nguyễn Việt
Xem chi tiết
Cố Tử Thần
Xem chi tiết