Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khiêm Nguyễn Gia

Cho tam giác \(ABC\) nhọn nội tiếp đường tròn tâm \(O\). Gọi \(D,E\) lần lượt là điểm chính giữa của cung nhỏ \(AB,AC\). Gọi giao điểm của \(DE\) và \(AB\)\(DE\) và \(AC\) lần lượt là \(H\) và \(K\).
\(a\)) Chứng minh rằng: Tam giác \(AHK\) cân
\(b\)) Gọi \(I\) là giao điểm của \(CD\) và \(BE\). Chứng minh: \(AI\) vuông góc với \(DE\)
\(c\)) Chứng minh: \(IK//AB\)

Lê Song Phương
13 tháng 11 2023 lúc 18:43

a) Ta có \(\widehat{AHK}=\dfrac{sđ\stackrel\frown{AE}+sđ\stackrel\frown{BD}}{2}\) 

và \(\widehat{AKH}=\dfrac{sđ\stackrel\frown{CE}+sđ\stackrel\frown{AD}}{2}\)

 Mặt khác, do D, E lần lượt là điểm chính giữa của cung AB, AC nên \(sđ\stackrel\frown{AD}=sđ\stackrel\frown{BD};sđ\stackrel\frown{AE}=sđ\stackrel\frown{CE}\). Từ đó \(\Rightarrow\widehat{AHK}=\widehat{AKH}\) hay tam giác AHK cân tại A (đpcm).

 b) Hiển nhiên I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC \(\Rightarrow\) AI là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) (hay chính là \(\widehat{HAK}\)). Mà theo câu a), tam giác AHK cân tại A nên AI đồng thời là đường cao của tam giác AHK \(\Rightarrow AI\perp HK\) hay \(AI\perp DE\) (đpcm)

 c) Ta có \(\widehat{CIE}=\dfrac{sđ\stackrel\frown{CE}+sđ\stackrel\frown{BD}}{2}\)

\(=\dfrac{sđ\stackrel\frown{CE}+sđ\stackrel\frown{AD}}{2}\) \(=\widehat{CKE}\)  nên tứ giác CEKI nội tiếp 

 \(\Rightarrow\widehat{HKI}=\widehat{DCE}\) \(=\dfrac{sđ\stackrel\frown{DE}}{2}\) 

\(=\dfrac{sđ\stackrel\frown{DA}+sđ\stackrel\frown{AE}}{2}\)  \(=\dfrac{sđ\stackrel\frown{BD}+sđ\stackrel\frown{AE}}{2}\)  \(=\widehat{AHK}\)

Từ đó dễ dàng suy ra KI//AH hay KI//AB (đpcm)

 


Các câu hỏi tương tự
lê thị ngọc điệp
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Tấn Hậu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hường
Xem chi tiết
Ahwi
Xem chi tiết
Bùi Hữu Vinh
Xem chi tiết
Bùi Hữu Vinh
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Sáng
Xem chi tiết
Bolbbalgan4
Xem chi tiết