Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Thủy

Cho tam giác ABC nhọn (AC>AB). Trên cạnh AB,AC lần lượt lấy các điểm D,E sao cho BD = CE. Gọi I là giao điểm của BE với CD. Gọi P,Q thứ tự là tâm nội tiếp của tam giác DIB,EIC. Phân giác trong của góc BAC cắt PQ tại K. Chứng minh rằng IP = QK.

Nguyễn Tất Đạt
27 tháng 7 2019 lúc 10:49

A B C D E I P Q K S T F R L V J x

Bổ đề 1: Xét tam giác nhọn ABC, trên cạnh AB,AC lần lượt lấy D,E sao cho BD = CE. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của DE,BC. Khi đó MN song song với đường phân giác trong của ^BAC.

Bổ đề 2: [Đường thẳng Gauss] Xét tứ giác lồi ABCD. AB giao CD tại X, AD giao BC tại Y. Gọi H,I,K thứ tự là trung điểm các đoạn AC,BD,XY. Khi đó H,I,K thẳng hàng.

Hai bổ đề trên khá quen thuộc, không trình bày ở đây.

Quay trở lại bài toán: Gọi V,J,L thứ tự là trung điểm của AI,DE,BC. Gọi JL cắt PQ tại R.

Dễ thấy V,J,L,R nằm trên đường thẳng Gauss của tứ giác AEID. Áp dụng bổ đề 1 ta thu được:

VR // AK. Mà V là trung điểm AI nên R là trung điểm IK (*)

Mặt khác ta thấy P,I,Q thẳng hàng, gọi PQ cắt (BID),(CIE) lần lượt tại S,T (S,T khác I), SB cắt TC tại F, Fx là phân giác ^BFC.

Ta có hai tam giác DIB,EIC có BD = CE, ^BID = ^EIC => (BID) = (EIC)

Theo tính chất của tâm nội tiếp thì SD = SP = SB, TE = TQ = TC. Từ đây SB = TC

Ta lại có biến đổi góc sau ^BFx = 1/2.^BFC = 900 - BDI/2 - ^CEI/2 = ^ADI/2 + ^AEI/2 - 900

= 1800 - ^DAE/2 - ^DIE/2 - 900 = ^EIT - ^DAE/2 = ^SBD - ^DAE/2 (= Góc hợp bởi AK và SB)

=> Fx // AK. Mà AK // RL nên Fx // RL. Áp dụng bổ đề 1 (với SB = TC) ta được R là trung điểm ST

Suy ra RS = RT => RP + SP = RQ + TQ => RP = RQ (Do SP = TQ) => R là trung điểm PQ (**)

Từ (*) và (**) suy ra KP = IQ. Như vậy KP + IK = IQ + IK => IP = QK (đpcm).


Các câu hỏi tương tự
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Đoàn Đỗ Đăng Khoa
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Kiên
Xem chi tiết
Ngô Quang Sáng
Xem chi tiết
Đỗ Phương Linh
Xem chi tiết
Minh Tú Phạm
Xem chi tiết
Lê Đắc Thường
Xem chi tiết