Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
quang nguyễn

Cho tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm của BC. Lấy điểm E thuộc BM, F thuộc MC sao cho BE = CF

C/m

a) tam giác AEM = tam giác AFM

b) AM vuông góc BC

c) tam giác AEB = tam giác AFC

d) cho AB=10 cm; BC=12cm Tinh AM

Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 7 2020 lúc 16:28

a) Ta có: BE+EM=BM(E nằm giữa B và M)

CF+FM=CM(F nằm giữa C và M)

mà BM=CM(M là trung điểm của BC)

và BE=CF(gt)

nên EM=FM

Xét ΔABE và ΔACF có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACF}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

BE=CF(gt)

Do đó: ΔABE=ΔACF(c-g-c)

⇒AE=AF(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAEM và ΔAFM có

AE=AF(cmt)

AM chung

EM=FM(cmt)

Do đó: ΔAEM=ΔAFM(c-c-c)

b) Xét ΔABM và ΔACM có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AM chung

BM=CM(M là trung điểm của BC)

Do đó: ΔABM=ΔACM(c-c-c)

\(\widehat{AMB}=\widehat{AMC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{AMB}=\widehat{AMC}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

hay AM⊥BC

c) Xét ΔABE và ΔACF có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACF}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

BE=CF(gt)

Do đó: ΔABE=ΔACF(c-g-c)

d) Ta có: BM+CM=BC(M nằm giữa B và C)

mà BM=CM(M là trung điểm của BC)

nên \(BM=CM=\frac{BC}{2}=\frac{12cm}{2}=6cm\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔABM vuông tại M, ta được:

\(AB^2=AM^2+BM^2\)

\(\Leftrightarrow AM^2=AB^2-BM^2=10^2-6^2=64\)

hay \(AM=\sqrt{64}=8cm\)

Vậy: AM=8cm

Trúc Giang
23 tháng 7 2020 lúc 16:39

Chương II : Tam giácChương II : Tam giác


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Giang
Xem chi tiết
Chu Thuy Hanh
Xem chi tiết
Chu Thuy Hanh
Xem chi tiết
Tzngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
Thơ Thiên
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Anh
Xem chi tiết
lilith.
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Uyên
Xem chi tiết