Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
what the fack

Cho tam giác ABC cân ở A, có AD là đường trung tuyến. Gọi DH,DKlan lượt là các đường cao của các tam giác ADB và CDK. Chứng minh rằng:

a,tam giác BHD= tam giác CKD

b, tam giác AHK là tam giác cân

c,KH// BC

d, AD là đường phân giác của góc A

e, AD là đường trung trực của HK

Huy Hoàng
8 tháng 4 2018 lúc 11:51

(Bạn tự vẽ hình giùm)

a/ \(\Delta BHD\)vuông và \(\Delta CKD\)vuông có: \(\widehat{B}=\widehat{C}\)(\(\Delta ABC\)cân tại A)

BD = CD (AD là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\))

=> \(\Delta BHD\)vuông = \(\Delta CKD\)vuông (ch.gn) (đpcm)

b/ Ta có \(\Delta BHD\)\(\Delta CKD\)(cmt) => BH = CK (hai cạnh tương ứng)

và AB = AC (\(\Delta ABC\)cân tại A)

=> AB - BH = AC - CK

=> AH = AK => \(\Delta AHK\)cân tại A (đpcm)

c/ Ta có \(\Delta AHK\)cân tại A (cmt) => \(\widehat{AHK}=\frac{180^o-\widehat{A}}{2}\)(1)

và \(\Delta ABC\)cân tại A (gt) => \(\widehat{B}=\frac{180^o-\widehat{A}}{2}\)(2)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{AHK}=\widehat{B}\)ở vị trí đồng vị => HK // BC (đpcm)

d/ \(\Delta ADB\)và \(\Delta ADC\)có: AB = AC (\(\Delta ABC\)cân tại A)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(\(\Delta ABC\)cân tại A)

BD = CD (AD là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\))

=> \(\Delta ADB\)\(\Delta ADC\)(c. g. c) => \(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}\)(hai góc tương ứng) => AD là đường phân giác của \(\Delta ABC\)(đpcm)

e/ Ta có \(\Delta ADB\)\(\Delta ADC\)(cmt) =>\(\widehat{ADB}=\widehat{ADC}\)(hai góc tương ứng)

Mà \(\widehat{ADB}+\widehat{ADC}=180^o\)(hai góc kề bù)

=> \(\widehat{ADB}=\widehat{ADC}=90^o\)=> AD \(\perp\)BC

và AD là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)

=> AD là đường trung trực của BC

Mà HK // BC

=> AD là đường trung trực của HK (đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Phan Quốc Việt
Xem chi tiết
Phan Quốc Việt
Xem chi tiết
Phan Quốc Việt
Xem chi tiết
Phong Nguyễn Bá
Xem chi tiết
phạm xuân tiền
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc An Hy
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trần gia linh
Xem chi tiết