Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lý Duy Gia Bảo

cho tam giác ABC (AB<AC) có đường cao AH biết AH =HC .Trên AH lấy I sao cho HB=HI.

a/Chứng minh IB vuông góc AC tại D và I là trực tâm của tam giác ABC.

b/gọi B là trung BI,Q là trung điểm AC. Chứng minh QC+PH=BD   

 

Nguyễn Tất Đạt
5 tháng 5 2017 lúc 11:19

A B C D H I P Q

a) Xét \(\Delta\)AHC: ^AHC=90\(^0\)và AH=HC => \(\Delta\)AHC vuông cân tại H 

 => ^HAC=^HCA=45\(^0\)hay ^DCB=45\(^0\)(1)

  Xét \(\Delta\)BHI: ^BHI=90\(^0\)và HB=HI => \(\Delta\)BHI vuông cân tại H

=> ^HBI=^HIB=45\(^0\)hay ^DBC=45\(^0\)(2)

Từ (1) và (2) => ^DCB=^DBC=45\(^0\)=> \(\Delta\)BDC vuông cân tại D

=> BD \(⊥\)AC hay IB \(⊥\)AC tại D (đpcm)

 => BD là đường cao của \(\Delta\)ABC

 AH cũng là đường cao của \(\Delta\)ABC . Mà BD gia AH tại I => I là trọng tâm của \(\Delta\)ABC

b) Nối điểm H với 2 điểm P và Q

Q là trung điểm của AC => HQ là trung tuyến của \(\Delta\)AHC. Mà \(\Delta\)AHC vuông cân

=> HQ đồng thời là đường cao của \(\Delta\)AHC=> HQ \(⊥\)AC .Mà BD \(⊥\)AC

=> HQ // BD hay HQ // PD (P thuộc BD) (Quan hệ song song vuông góc)

Tương tự: P là trung điểm của BI và \(\Delta\)BHI vuông cân tại H

=> HP là đường cao của \(\Delta\)BHI => HP\(⊥\)BD. Mà DC\(⊥\)BD tại D => HP//DC (Quan hệ song song vuông góc)

=> HP//DQ (Q thuộc  DC)

Ta có: HQ//PD và HP//DQ => HQ=PD và HP=DQ (Tính chất đoạn chắn)

Lại có: HQ đồng thời là đường phân giác của \(\Delta\)AHC=> ^QHA=^QHC=^AHC/2=90\(^0\)/2=45\(^0\)

Mà ^QCH=45\(^0\)=> ^QHC=^QCH=45\(^0\)=> \(\Delta\)HQC vuông cân tại Q => QC=HQ (3)

Tương tự với \(\Delta\)BHI có: \(\Delta\)BHP vuông cân tại P=> PH=BP (4)

Ta có: PD+BP=BD (5) 

Thế (3) và (4) vào (5), ta có: QC+PH=BD (đpcm) 

k cho mk nhé!


Các câu hỏi tương tự
Lý Duy Gia Bảo
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Trình
Xem chi tiết
CHÁU NGOAN BÁC HỒ
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Kurobakaito
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Đô Khánh Ly
Xem chi tiết
hiiiiiii
Xem chi tiết