Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Cho mình đề cương hoặc link đề thi giữa kỳ 1 sinh học 6 nhé

Cần gấp

 

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
26 tháng 10 2018 lúc 18:49

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc:

A. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.

B. Cây xoài, cây ớt, cây đậu tương, cây hoa hồng, cây dừa.

C. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây xoan.

D. Cây bưởi, cây cà chua, cây cau, cây cải.

Câu 2: Thân cây to ra do đâu?

A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ.

B. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ.

C. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa thực vật với các sinh vật khác.

A. Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất.

B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.

C. Thực vật rất đa dạng, phong phú.

D. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường.

Câu 4: Mạch rây và mạch gỗ ở cây có chức năng:

A. Mạch gỗ vận chuyển chất hữu cơ, mạch rây vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

B. Vận chuyển chất hữu cơ

C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

D. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

Câu 5: Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ:

A. Cây dong ta, cây giềng, cây gừng, cây cải       .

B. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ.

C. Cây gừng, cây nghệ, cây dong ta, cây cỏ tranh.       

D. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt, cây cà chua.

Câu 6: Đặc điểm của rễ móc là

A. rễ phình to.

B. rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

C. rễ cây mọc ngược lên trên mặt đất do cây sống trong điều kiện thiếu không khí.

D. rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

II. Phần tự luận (7 điểm).

Câu 7 (2 điểm).

          Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Thế nào là cây một năm và thế nào là cây lâu năm? Cho ví dụ?

Câu 8 (2 điểm).

a. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

b.  Kể tên những bộ phận chính của thân cây mà chúng ta đã học.

Câu 9 (3 điểm): Cho đoạn văn dưới đây:

          Dác và ròng.

          Cưa ngang một thân cây gỗ già, thấy rõ hai miền gỗ khác nhau:

Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.

          Quan đoạn văn trên và kiến thức hiểu biết bản thân trả lời các câu hỏi sau:

a. Trong thực tiễn người ta chọn phần dác hay phần ròng để đóng đồ như: Bàn, ghế, làm nhà, làm cửa....? Tại sao?

b. Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Tại sao?



TÍCH TỚ NHA

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
26 tháng 10 2018 lúc 18:50

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là gì?

A. Bào quan                             B. Tế bào                  C. Mô                              D. Các cơ quan

Câu 2. Loại tế bào nào trong cơ thể thực vật có khả năng phân chia?

A. Mô mềm                              B. Mô cứng               C. Mô phân sinh               D. Bào quan

Câu 3. Rễ cọc gồm:

A. Rễ cái và các rễ con

B. Rễ con mọc ra từ gốc thân.

C. Các rễ từ cành đâm xuống đất

D. Rễ chồi lên mặt đất.

Câu 4. Rễ gồm mấy miền:

A.1                                         B.2                             C.3                                     D.4

Câu 5. Tại sao ở một số lá, mặt trên của lá có mầu sẫm hơn mặt dưới:

A. Mặt trên ít lỗ khí hơn

B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn.

C. Tế bào thịt lá mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn

D. Tế bào thịt lá mặt dưới chứa nhiều diệp lục hơn

Câu 6. Thân dài ra do đâu?

A. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

B. Do sự phân chia tế bào ở mô mềm.

C. Do sự phân chia tế bào ở mô cứng.

D. Do sự phân chia tế bào ở chồi ngọn.

Câu 7. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn cây mọng nước.

A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.

B. Cây xoài, cây cóc, cây xương rồng.

C. Cây mít, cây nhãn, cây ổi.

D. Cây cành giao, cây cóc, cây hành.

Câu 8. Cấu tạo trong của phiến lá gồm:

A.Thịt lá, ruột, vỏ

B. Bó mạch, gân chính, gân phụ

C. Biểu bì, thịt lá, lỗ khí.

D. Biểu bì, gân lá, thịt lá.

Câu 9. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?

A. Vì làm thức ăn cho các.

B. Vì làm bể cá đẹp.

C. Vì rong sẽ lấy nước và tạo khí cacbônic

D. Vì rong tạo ra khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.

Câu 10. Cây nào sâu đây là cây lá đơn:

A. Cây mồng tơi          B. Cây me              C. Cây phượng                      D. Cây hoa hồng

Câu 11. Phương pháp nhân giống cây trồng nhanh và tiết kiệm nhất là:

A. Chiết cành.

B. Ghép cành

C. Giâm cành.

D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 12. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là:

A. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, lá.

B. Sinh sản bằng rễ củ, lá.

C. Sinh sản bằng thân bò, rễ củ, lá.

D. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.

B/ TỰ LUẬN:

Câu 1. Thế nào là quá trình quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ)

Câu 2. Có những loại biến dạng nào của lá? Chức năng của mỗi loại biến dạng là gì? (2đ)

Câu 3. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa kết quả? (1,5đ)

Câu 4. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1,5đ)



TÍCH TỚ NHA


Các câu hỏi tương tự
Yumi  San
Xem chi tiết
Yumi  San
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Dương
Xem chi tiết
We are one
Xem chi tiết
trang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trần Hoàng Yến Chi
Xem chi tiết
hoshiko
Xem chi tiết
tran thi quynh nhu
Xem chi tiết